Lý do Nhật Bản thay đổi lập trường về các hòn đảo tranh chấp với Nga

Lan Hạ (Theo Sputnik)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Theo ông Dmitry Streltsov, chuyên gia của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiểu rằng việc chuyển giao hai hòn đảo Kunashir và Iturup cho người Nhật Bản là điều không thực tế, và xét theo nghĩa này thì Tokyo đã thay đổi lập trường của mình theo hướng thỏa hiệp lớn hơn với Moskva.
Đảo Kunashir, vịnh Nam Kuril. Ảnh: AP
Đảo Kunashir, vịnh Nam Kuril. Ảnh: AP
 Trước đó, hãng tin Kyodo đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang xem xét khả năng ký kết hiệp ước hòa bình với Nga nếu thỏa thuận được việc chuyển giao các đảo Shikotan và Habomai cho Nhật Bản.

Ông Streltsov nhắc lại: "Lập trường của Nhật Bản đã được thể hiện vào đầu tháng 11 năm ngoái liên quan đến việc giải quyết vấn đề hiệp ước hòa bình trên cơ sở tuyên bố năm 1956, trong đó chỉ đề cập đến việc chuyển nhượng hai hòn đảo này của Nhật Bản. Theo nghĩa này, ông Abe giữ lập trường nhất quán bằng cách xác nhận những gì đã được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Singapore".

Tuy nhiên, theo ông, Tokyo luôn duy trì lập trường rằng việc chuyển giao hai hòn đảo chỉ là một bước trung gian trên con đường giải quyết vấn đề này, và trong tương lai Nhật Bản phải kiên quyết đề nghị tiếp tục đàm phán lãnh thổ với Nga để giải quyết triệt để vấn đề liên quan đến hai hòn đảo còn lại là Kunashir và Iturup.

Chuyên gia này nhận định: "Hiện tại theo tôi hiểu thì ông Abe không đặt ra mục tiêu như vậy, bởi nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận ra rằng việc chuyển cho Nhật Bản hai hòn đảo Kunashir và Iturup là hành động không thực tế. Về vấn đề này, lập trường của Nhật Bản thay đổi theo hướng thỏa hiệp lớn hơn với Nga. Có lẽ đây là chính là bản chất của tuyên bố mà ông Abe đưa ra. Mức độ sẵn sàng của Nhật Bản trong việc từ bỏ các yêu cầu đối với hai hòn đảo hiện là câu hỏi chưa lời đáp”.

Trong hàng chục năm qua, Nga và Nhật Bản đã tìm cách tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Trở ngại chính đối với vấn đề này liên quan tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo gồm 4 hòn đảo mà Nga lần lượt gọi là Iturup, Kunashir, Khabomai và Shicotan, còn Nhật Bản gọi là Etorofu, Kunashiri, Habomai và Shikotan.

Vấn đề tranh chấp lãnh thổ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao và thương mại song phương. Gần đây, hai nước đều thể hiện thiện chí giải quyết tranh chấp thông qua thúc đẩy các hoạt động kinh tế chung tại quần đảo trên.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.