Macron là tổng thống Pháp đầu tiên chưa từng qua quân ngũ

Ông Emmanuel Macron trở thành tổng thống Pháp đầu tiên chưa từng phục vụ quân đội kể từ khi nước này áp dụng hiến pháp mới năm 1958.

macron-la-tong-thong-phap-dau-tien-chua-tung-qua-quan-ngu

Ông Macron dùng xe quân sự trong lễ nhậm chức. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 14/5 gây ấn tượng mạnh khi đi trên một chiếc xe quân sự tới dự lễ nhậm chức của mình. Tuy nhiên, ông lại là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp đầu tiên chưa từng phục vụ trong quân đội, theo L'Opinion.

Ông Macron sinh ngày 21/12/1977, nằm trong thế hệ công dân Pháp cuối cùng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Chế độ này bắt đầu được áp dụng từ năm 1798 đối với mọi nam công dân Pháp khi đến tuổi trưởng thành. Đây được coi là nền tảng để nước này xây dựng một trong những đội quân mạnh nhất châu Âu thời kỳ đó.

Tuy nhiên, sau Thế chiến II, Pháp bắt đầu nới lỏng các quy định về chế độ nghĩa vụ quân sự và đi đến bãi bỏ chế độ này vào năm 1996. Đến năm 2001, Tổng thống Jacques Chirac tuyên bố chấm dứt việc bắt buộc nam công dân nhập ngũ, chỉ yêu cầu họ đăng ký sẵn sàng nhập ngũ khi có tình huống khẩn cấp.

Trên lý thuyết, tất cả nam công dân Pháp sinh trước ngày 21/12/1978 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đây chính là lý do tất cả những người tiền nhiệm của ông Macron đều từng trải qua thời gian phục vụ trong quân đội.

Nhưng trong thực tế, chỉ có lượng nhỏ nam thanh niên Pháp sinh năm 1977 và 1978 gia nhập quân đội trong giai đoạn chuyển giao từ chế độ nghĩa vụ sang quân nhân chuyên nghiệp. Ông Macron không nằm trong nhóm này. Những người Pháp cuối cùng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ vào tháng 11/2001.

Nhà phân tích Jean-Dominique Merchet cho rằng ông Macron đã có thể tình nguyện gia nhập quân đội để tăng kinh nghiệm và thành tích. Tuy nhiên, ông đã quyết định tiếp tục việc học ở Viện nghiên cứu chính trị Paris, sau đó tới Trường hành chính quốc gia (ENA) vào năm 2002 và đi theo con đường chính trị.

Với hành trình sự nghiệp này, ông Macron trở thành tổng thống Pháp đầu tiên chưa từng phục vụ trong quân đội, kể từ khi nước này áp dụng Hiến pháp năm 1958.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.