Mãn nhãn sức mạnh bộ binh cơ giới của Việt Nam

01/06/2017 08:37

Trung đoàn 102 là một trong những đơn vị bộ binh cơ giới mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay.

Trung đoàn 102 thuộc Sư đoàn 308, Quân đoàn 1 là một trong những trung đoàn bộ binh cơ giới (BBCG) mạnh nhất của Quân đội Việt Nam đến thời điểm hiện nay và là nơi tiếp đón nhiều đoàn khách quốc tế tới tham quan. Trong ảnh, lực lượng bộ binh của Trung đoàn 102 cơ động ngay khi có tình huống tác chiến
Trung đoàn 102 thuộc Sư đoàn 308, Quân đoàn 1 là một trong những trung đoàn bộ binh cơ giới (BBCG) mạnh nhất của Quân đội Việt Nam. Lực lượng bộ binh của Trung đoàn 102 được biên chế và huấn luyện tinh nhuệ, sử dụng nhiều loại vũ khí và được trang bị BMP-1 để hỗ trợ hành quân, cơ động tác chiến, phù hợp với loại hình tiến công hiệp đồng quân binh chủng. Trong ảnh: Lực lượng bộ binh của Trung đoàn 102 cơ động ngay khi có tình huống tác chiến. Thường mỗi xe BMP-1 chở được một tiểu đội với các trang bị như B41, M79, tiểu liên AK.
Xe thiết giáp BMP-1 được trang bị hỏa lực mạnh gồm pháo 73mm và tên lửa chống tăng cùng khả năng cơ động cao trên mặt đất và mặt nước với tốc độ cao.
Xe thiết giáp BMP-1 được trang bị hỏa lực mạnh gồm pháo 73mm và tên lửa chống tăng cùng khả năng cơ động cao trên mặt đất và mặt nước với tốc độ cao.
BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ nhất do Liên Xô phát triển và chế tạo từ những năm 1960, chính thức trang bị năm 1966.
BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ nhất do Liên Xô phát triển và chế tạo từ những năm 1960, chính thức trang bị năm 1966. Xe được trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu làm mát bằng nước UTD-20 công suất 300 mã lực, đạt tốc độ 65km/h trên đường băng, bơi bằng bánh xích trên mặt nước 7-8km/h.
BMP-1 được xem là mẫu xe chiến đấu bộ binh thành công nhất của Liên Xô với hơn 20.000 chiếc được sản xuất và cung cấp tới hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
BMP-1 được xem là mẫu xe chiến đấu bộ binh thành công nhất của Liên Xô với hơn 20.000 chiếc được sản xuất và cung cấp tới hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xe chiến đấu BMP-1 có trọng lượng 13,2 tấn, dài 6,73m, rộng 2,94m, cao 2,06m, kíp lái 3 người (trưởng xe, lái xe và pháo thủ) và 8 lính bộ binh cùng đầy đủ trang bị (có thể chiến đấu từ trong xe với các lỗ châu mai để bắn ra ngoài).
Hỏa lực của BMP-1 khá mạnh với pháo nòng trơn 73mm 2A28 (cơ số đạn 40 viên) và bệ phóng 9S428 cho tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka (cơ số 5 viên) cùng một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm PKT (cơ số đạn 2.000 viên).
Hỏa lực của BMP-1 khá mạnh với pháo nòng trơn 73mm 2A28 (cơ số đạn 40 viên) và bệ phóng 9S428 cho tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka (cơ số 5 viên) cùng một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm PKT (cơ số đạn 2.000 viên).
Trung đoàn 102 còn có tên gọi khác là Trung đoàn Thủ Đô và được thành lập sau ngày toàn quốc kháng chiến.
Trung đoàn 102 còn có tên gọi khác là Trung đoàn Thủ Đô và được thành lập sau ngày toàn quốc kháng chiến. Ngày 6/1/1947, Trung đoàn Liên khu I chính thức công bố thành lập. Hội nghị quân sự toàn quốc họp ngày 12/1/1947 quyết nghị tặng Trung đoàn Liên khu I danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô.
Trung đoàn 102 đã cùng các lực lượng khác, cầm chân quân Pháp 60 ngày đêm trong lòng Hà Nội và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch.
Trung đoàn 102 đã cùng các lực lượng khác, cầm chân quân Pháp 60 ngày đêm trong lòng Hà Nội và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch. Tác chiến cùng xe thiết giáp là một yêu cầu cao, đòi hỏi sự hiệp đồng chuẩn xác và ăn khớp.
Với hỏa lực mạnh, sức đột phá lớn, bộ binh và tăng thiết giáp có chỗ dựa để đánh lướt, tiêu diệt các mục tiêu chủ yếu, quan trọng của địch, tạo cơ hội cho lực lượng đi sau tiếp cận, làm chủ và tỏa ra hai bên tiêu diệt các mục tiêu còn lại.
Trong chiến đấu tiến công, việc tạo thế bằng tăng và thiết giáp kết hợp với bộ binh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với hỏa lực mạnh, sức đột phá lớn, bộ binh và tăng thiết giáp có chỗ dựa để đánh lướt, tiêu diệt các mục tiêu chủ yếu, quan trọng của địch, tạo cơ hội cho lực lượng đi sau tiếp cận, làm chủ và tỏa ra hai bên tiêu diệt các mục tiêu còn lại.
Sự kết hợp giữa bộ binh và tăng, thiết giáp trong chiến đấu cơ động tiến thường phát huy tác dụng trong chiến đấu ở địa hình đồng bằng và thành phố.
Sự kết hợp giữa bộ binh và tăng, thiết giáp trong chiến đấu cơ động tiến thường phát huy tác dụng trong chiến đấu ở địa hình đồng bằng và thành phố.

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Mãn nhãn sức mạnh bộ binh cơ giới của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO