Mạng chập chờn, tiền vẫn phải đóng đủ?

Trong thời gian Internet chập chờn, phải chăng nhà mạng nên giảm tiền cước hoặc có những hình thức khuyến mãi khác để đảm bảo lợi ích cho phía khách hàng? 
Trước thông tin tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương bị đứt, phải sửa chữa khắc phục đến ngày 21-8, nhiều người bức xúc: “Chuyện lặp đi lặp lại nhiều lần, Internet chập chờn, nhà mạng cứ tỉnh bơ thu đủ tiền cước. Tại sao nhà mạng VN không giảm cước?”
Biết rằng sự cố đứt cáp quang là trường hợp bất khả kháng, nhưng phải chăng nhà mạng cũng nên tìm cách hỗ trợ vì quyền lợi của khách hàng?
“Ở nước ngoài khi xảy ra những sự cố như vậy, khách hàng đều được trừ tiền mạng của tháng bị ảnh hưởng, còn các nhà mạng của chúng ta cứ đến ngày là thu không thiếu một xu” - một bạn đọc nêu ý kiến.
Robot sửa chữa cáp quang biển - Nguồn: Oceaneering
Robot sửa chữa cáp quang biển - Nguồn: Oceaneering
Xử lý thế nào để hài hòa lợi ích?
Theo luật sư (LS) Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch Công ty luật Sblaw, hợp đồng pháp lý của các hoạt động dịch vụ bao giờ cũng có điều khoản miễn trừ trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ đối với bên sử dụng dịch vụ trong những điều kiện bất khả kháng.
Trường hợp đứt cáp quang do thời tiết là sự kiện bất khả kháng, nhưng nhà cung cấp dịch vụ cũng nên có những động thái chia sẻ rủi ro và thiệt hại với khách hàng.
Bởi việc Internet chập chờn gây ảnh hưởng lớn đến rất nhiều người, từ khách hàng nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp, các hệ thống sử dụng mạng quốc gia, nhất là lại xảy ra nhiều lần trong năm.
“Nếu cứ theo đúng theo hợp đồng mà làm thì đôi khi không đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hai bên”, LS Nguyễn Thanh Hà nhận xét.
Đồng tình với ý kiến cho rằng việc đứt cáp quang xảy ra nhiều lần trong năm gây thiệt thòi rất lớn cho người sử dụng, thạc sĩ - chuyên gia marketing Phan Anh cho rằng nếu nhà mạng nào có hình thức khuyến mãi nhằm an ủi, tri ân khách hàng thì đó sẽ là một lợi thế lớn.
“Trong rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mạng hiện nay, nếu một đơn vị biết cách quảng bá thì sẽ tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận, gây ấn tượng với khách hàng, thu hút được lượng khách hàng mới”, ông Phan Anh nói.
Khuyến mãi là cách quảng bá thương hiệu
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng đồng tình rằng sự cố đứt cáp do bão lũ nằm ngoài mong muốn của nhà cung cấp dịch vụ. Bản thân nhà cung cấp dịch vụ cũng phải chấp nhận những thiệt hại từ sự việc này và hoàn toàn không có lỗi.
Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ người tiêu dùng thì khi đường truyền Internet không đảm bảo, nhà cung cấp dịch vụ phải có những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Những hình thức có thể áp dụng như khuyến mãi, giảm giá, thay thế kịp thời…
Theo ông Nguyễn Minh Phong, về mặt kinh doanh, khi chất lượng không đảm bảo thì phải hạ giá hoặc có chính sách khuyến mãi hợp lý để người tiêu dùng cảm thấy được an ủi. Nếu vẫn thu đúng, thu đủ khi chất lượng dịch vụ không đảm bảo thì chẳng khác nào đó là cách tăng giá.
“Tất nhiên, trong những trường hợp bất khả kháng (như thiên tai, bị phá hoại…) thì có thể tìm sự thông cảm, chia sẻ rủi ro từ khách hàng, nhưng với tư cách là nhà cung cấp độc quyền và vì quyền lợi của người tiêu dùng, nhà mạng vẫn phải có những chính sách chăm sóc có lợi cho khách hàng. Đây còn là cách để nhà cung cấp “đánh bóng” thương hiệu của mình, ông Nguyễn Minh Phong nói.
Tìm sự thông cảm giữa hai bên
Theo luật gia Phan Thị Việt Thu - Hội Bảo vệ người tiêu dùng, trong những trường hợp như thế này, thiệt hại luôn nằm về phía người tiêu dùng.
Do vậy khi có sự cố lớn xảy đến, nhà mạng nên thông báo ngay cho khách hàng nhằm kêu gọi sự thông cảm và để khách hàng chuẩn bị được công việc.
“Hai bên nên có những sự thông cảm dành cho nhau. Khách hàng chỉ cần sự quan tâm của nhà cung cấp dịch vụ, khi có sự cố thì nhà cung cấp phải có mặt ngay và phải có phương án thay thế dự phòng.
Phải đảm bảo sự thông suốt trong cung cấp dịch vụ Internet vì vấn đề này ảnh hưởng đến công việc làm ăn của rất nhiều người. Nếu nhà mạng thật sự quan tâm chăm sóc khách hàng thì sẽ phải có những cách xử lý để khách hàng cảm thấy hài lòng”, bà Việt Thu nói.
Theo TTO

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.