Mất an toàn đường điện cao áp hồ thủy lợi sông Sào

16/02/2016 06:25

(Baonghean.vn) - Đường điện hồ thủy lợi sông Sào (Nghĩa Đàn) có công năng điều hành đóng mở cống xả lũ lòng hồ, điều tiết nước phục vụ sản xuất và phục vụ điện sinh hoạt dân cư. Vậy nhưng, đường điện này đang có nguy cơ mất an toàn cao, nhất là vào mùa mưa bão...

Hệ thống đường điện tại Hồ thủy lợi sông Sào.
Hệ thống đường điện cao áp tại hồ thủy lợi sông Sào.
Với chiều dài khoảng trên 4km (từ đập về xã Nghĩa Bình) đường điện cao thế chạy qua nhiều vùng đất trồng cây lâu năm của các hộ dân xã Nghĩa Bình và Nghĩa Lâm; và hành lang an toàn lưới điện rộng chỉ khoảng 3m. Trên toàn tuyến, có khá nhiều khu vực, người dân trồng cây sát với chỉ giới hành lang. Những loại cây như cao su, keo với độ tuổi từ 4 – 5 năm có độ cao vượt hẳn lên đường điện, tán rộng trùm kín đường dây.
Với chiều dài khoảng trên 4km (từ đập hồ sông Sào về xã Nghĩa Bình), đường điện chạy qua nhiều vùng đất trồng cây lâu năm của các hộ dân xã Nghĩa Bình và Nghĩa Lâm; nhưng hành lang an toàn lưới điện rộng chỉ khoảng 3m. Trên toàn tuyến, có khá nhiều khu vực, người dân trồng cây sát với chỉ giới hành lang. Những loại cây như cao su, keo với độ tuổi từ 4 – 5 năm có độ cao vượt hẳn lên đường điện, tán rộng trùm kín đường dây.
Một vị trí tán cây nằm tràn lên dây điện.
Một vị trí tán cây nằm tràn lên dây điện.
Do công tác giải phóng mặt bằng hành lang hệ thống điện chưa đảm bảo đúng quy định, chiều ngang chỉ được khoảng 3m; bên cạnh đó, việc chi trả tiền bồi thường chưa hoàn thành đối với một số hộ dân có đất bị ảnh hưởng, thế nên xẩy ra tình trạng người dân trồng cây lâu năm như cao su, keo lá tram, bạch đàn… trùm lên đường điện,
Sở dĩ có sự việc này là do công tác giải phóng mặt bằng hành lang hệ thống điện khi xây dựng Hồ thủy lợi sông Sào, chủ đầu tư chưa thực hiện đảm bảo đúng quy định, chiều ngang chỉ được khoảng 3m; bên cạnh đó, việc chi trả tiền bồi thường chưa hoàn thành đối với một số hộ dân có đất bị ảnh hưởng; thế nên xẩy ra tình trạng người dân trồng cây lâu năm như cao su, keo lá tràm, bạch đàn… trùm lên đường điện (Trong ảnh: ông Lê Trung Nam (trú tại thị trấn Nghĩa Đàn đang trao đổi với phóng viên).
Sự cố cũng đã từng xẩy ra.
Đường điện hồ thủy lợi hồ sông Sào đã từng xẩy ra một số sự cố. Đó là trong các ngày 25- 27/8/2010, bão số 3 đã làm cây dọc tuyến hành lang đè lên đường dây, khiến toàn bộ hệ thống điện đường điện sông Sào bị tê liệt; ngày 12/5/2014, do mưa gió lớn, toàn bộ cây cối trong hành lang trùm lên đường dây gây mất điện toàn bộ đường dây 974 E15.2, ảnh hưởng việc cung cấp điện cho toàn bộ thị trấn Nghĩa Đàn, các xã Nghĩa Hội, Nghĩa Bình, Nghĩa Thọ, Nghĩa Phú, Nghĩa Lợi, trạm biến áp Trung tâm y tế Nghĩa Đàn; trạm biến áp sông Sào, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho nhân dân; đặc biệt, việc cung cấp điện cho trung tâm y tế và việc vận hành xả lũ… (Trong ảnh: Công văn Điện lực Nghĩa Đàn gửi UBND huyện Nghĩa Đàn nêu việc vi phạm hành lang lưới điện cao áp nhánh rẽ sông Sào).
Giám đốc Hoàng Sơn, sau khi tiếp quản hệ thống đường điện trung thế hồ thủy lợi sông Sào (vào năm 2010) vấn đề an toàn của hành lang lưới điện này đã khiến đơn vị ông mất nhiều thời gian công sức nhưng vẫn chưa xử lý được triệt để.
Theo ông Hoàng Sơn - Giám đốc Điện lực Nghĩa Đàn, sau khi tiếp quản hệ thống đường điện hồ thủy lợi sông Sào (vào năm 2010) vấn đề an toàn của hành lang lưới điện này đã khiến đơn vị mất rất nhiều thời gian công sức.
Khoản 5, Điều 4 của Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện nêu rõ một trong những hành vi bị nghiêm cấm là “trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện”. Tại hành lang an toàn lưới điện hồ thủy lợi sông Sào, việc cây cối của một số hộ dân trùm lên đường dây là một thực tế đáng báo động.
Đường điện cao áp hồ thủy lợi sông Sào có công năng vận hành đóng mở xả lũ lòng hồ, điều tiết nước phục vụ sản xuất, phục vụ điện sinh hoạt các khu dân cư. Tại Khoản 5, Điều 4 của Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện đã nêu rõ một trong những hành vi bị nghiêm cấm là “trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện”. Vì vậy, việc cây cối của một số hộ dân trùm lên đường dây đang là một thực tế đáng báo động, Điện lực Nghĩa Đàn cần khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp giải quyết.

Nhật Lân - Khánh Ly

TIN LIÊN QUAN

Mất an toàn đường điện cao áp hồ thủy lợi sông Sào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO