"Mắt thần" giữa biển khơi

09/04/2012 14:24

(Baonghean) - Nghệ An hiện có hơn 4.000 phương tiện đánh bắt thủy hải sản, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ gần 1.000 chiếc.Song song với việc sắm tàu to máy lớn, các phương tiện hiện đại để nâng hiệu quả của việc khai thác đang được bà con chú trọng. Từ việc trang bị máy liên lạc tầm xa, máy định vị vệ tinh, máy dò đứng... và gần đây một số chủ phương tiện đã trang bị máy dò ngang để tìm luồng cá.

(Baonghean) - Nghệ An hiện có hơn 4.000 phương tiện đánh bắt thủy hải sản, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ gần 1.000 chiếc.Song song với việc sắm tàu to máy lớn, các phương tiện hiện đại để nâng hiệu quả của việc khai thác đang được bà con chú trọng. Từ việc trang bị máy liên lạc tầm xa, máy định vị vệ tinh, máy dò đứng... và gần đây một số chủ phương tiện đã trang bị máy dò ngang để tìm luồng cá.


Năm 2010, một chủ phương tiện đánh bắt ở Quỳnh Long đã mạnh dạn bỏ hơn 140 triệu đồng, bằng 50% giá trị của máy cùng phần đối ứng của chương trình khuyến ngư sắm chiếc máy dò ngang đầu tiên. Đến tháng 7/2011, anh Nguyễn Văn Mười ở Quỳnh Lập, được Trạm Khuyến nông huyện chọn để thực hiện dự án trang bị máy dò ngang cho tàu đánh cá,với phương châm chủ tàu 50% còn lại thuộc về dự án. Trong 1 ngày biển động chúng tôi có cuộc tiếp xúc với chủ tàu Nguyễn Văn Mười...

Theo cha đi biển từ lúc còn học lớp 6, mọi ngã luồng lạch, ngư trường Thanh Hóa - Nghệ An Mười thuộc như lòng bàn tay, hơn 20 tuổi đã là một thuyền trưởng giỏi. Anh nhận thấy cá tôm ngày một "khan" đI, muốn khai thác có hiệu quả anh ước ao làm sao "thấy" được đáy biển. Ước ao đó với mày dò đứng chỉ mới giải quyết được một phần, khi nghe tin Quỳnh Long trang bị máy "thấy được cả một vùng rộng" ở dưới biển, lại còn nghe được tiếng phân biệt các loài cá, mê quá, anh tìm đường sang học hỏi.



Thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười đang dò tìm cá bằng máy dò ngang

Năm 2010, anh bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để đóng mới con tàu lắp máy 320 CV. Mặc dầu đang phải thế chấp nhà cửa vay tiền ngân hàng đóng tàu mới, nhưng khi nghe tin có dự án, anh "bấm bụng" bàn với bạn nghề vay tiền đầu tư máy dò ngang. "Trời không phụ" người có chí, sau khi lắp máy, những mẻ lưới đầu tiên tàu anh trúngđậm. Có những mẻ đạt đến 7 tấn. Thời gian của chuyến biển ngày càng rút dần. Trước đây, đi dăm bảy ngày mới đầy tàu, nhiều khi còn lỗ dầu đèn. Nay điều đó đã chấm dứt, bởi ra biển là có "cái mang về".


Tháng 7 mới sắm tàu, đến cuối năm 2011, bạn ngang tàu của Mười mỗi người thu về hơn 65 triệu đồng theo cách tính khiêm tốn của ông chủ tàu. Trong lúc đó thu nhập bạn ngang của các tàu bạn cũng chỉ 40- 45 triệu đồng/năm.


Theo anh Mười, trước đây dùng mày dò đứng chỉ "quét" được quanh thân tàu một vòng khoảng 10mét. Nay vòng tròn đã mở rộng lên 400 m. Cứ độ sâu tăng lên 10m vòng tròn lại tăng thêm 10m chu vi. Nếu máy dò ngang phát hiện được nhiều bầy cá hơn để lựa chọn, có khi trong 1 hải lý "thấy" được hàng chục bầy cá. Tàu chỉ thả neo buông lưới bắt bầy nhiều nhất.

Trước đây, trước khi quyết định buông lưới, thuyền trưởng cho chài thới để kiểm tra độ lớn của cá. Nay qua màn hình máy dò có thể quyết định được điều đó. Với kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng thuyền trưởng Mười cũng đã phân biệt được đàn ít đàn nhiều, lớn bé... qua màu sắc trên màn hình. Cá nhỏ màu đỏ trên màn hình xuất hiện mau hơn - cá lớn màu nhạt... Đậm đặc là cá trỏng, từng đốm phân tán là cá nục, cá đốm. Những người sử dụng máy lâu năm còn nghe âm thanh qua máy để phân biệt được từng loài cá để lựa chọn đánh bắt có hiệu quả. "Trình độ này thì mình chưa đạt được", anh Mười thú nhận. Nhưng anh cũng đang cố gắng học hỏi tích lũy kinh nghiệm dần để làm chủ phương tiện. Từ ngày có máy dò ngang, tàu của anh như một tiêu điểm khi ra biển. Hễ thấy tàu của anh thả neo buông, dù ở đâu là cả đội tàu hơn trăm chiếc làm nghề chụp quây lại tạo nên cảnh náo nhiệt trên biển.


Từ hiệu quả chiếc máy dò ngang của anh Nguyễn Văn Mười, ngư dân ở đây đang mong mỏi có nguồn đầu tư từ các chương trình dự án để cùng với họ sắm được những "con mắt thần" giúp ngư dân ấm no với nghề biển.


Công Sáng

"Mắt thần" giữa biển khơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO