Mẹo giúp người cao tuổi chống chọi với nóng bức

(Baonghean.vn) - Mất nước và chất điện giải, viêm da, nguy cơ đột quỵ… là những căn bệnh mà người cao tuổi thường phải đối mặt trong tiết trời nóng nực của mùa hè. Vậy phải làm gì để giúp họ luôn sống vui, sống khỏe dưới cái nắng như đổ lửa của ngày hè?

5 bệnh người cao tuổi thường gặp vào mùa hè:

Mất nước và chất điện giải

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trời nóng bức có thể khiến cơ thể người cao tuổi tiết nhiều mồ hôi, là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Quá trình này nếu không được khắc phục, để kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày có thể gây ảnh hưởng lớn đến huyết áp và nhịp tim của cơ thể người cao tuổi.

Ở thể nhẹ, tình trạng này có thể khiến người cao tuổi luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt. Khi đã rơi vào trường hợp nặng hơn có thể khiến người cao tuổi bị truỵ tim mạch.

Viêm da

Bệnh viêm da dị ứng là bệnh phổ biến mà người cao tuổi hay gặp phải trong mùa nắng nóng. Tình trạng bệnh có thể ở thể nhẹ như xuất hiện vài đốm nhỏ, hay lan diện rộng nhiều nơi trên da. Nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng da, gây mưng mủ lở loét. Chính do sự thay đổi về nhiệt độ khiến người cao tuổi bị suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho nhiều loại vi rút gây viêm da tấn công.

Nguy cơ bị đột quỵ cao

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong những ngày hè nóng bức, tỉ lệ người cao tuổi bị đột quỵ tương đối cao. Có nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như thay đỏi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt hay tiền sử bệnh lý liên quan đến tim mạch... 

Bệnh về tiêu hóa

Hiện tượng đi ngoài, phân lỏng, hoặc đôi khi sền sệt, cơ thể mệt mỏi xảy ra trong những ngày hè ở người cao tuổi cũng tương đối nhiều. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh hay những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa ở người cao tuổi.

Bệnh về xương khớp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Không chỉ trong mùa đông, ngày hè nóng bức cũng dễ khiến xương khớp người cao tuổi gặp trục trặc. Bệnh đau nhức xương khớp vào mùa hè ở người cao tuổi thường xuất hiện ở cột sống, thắt lưng, các khớp gối, tay, chân.

Cách phòng bệnh mùa hè cho người cao tuổi

Chế độ dinh dưỡng

Người cao tuổi nên giữ chế độ ăn đều đặn từ 4-5 bữa/ngày, mỗi lần ăn từng ít một để tránh tạo áp lực cho dạ dày, cơ thể cũng sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nên ăn nhiều những thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, đậu, phụ,…., bổ sung thêm trái cây tươi, rau xanh để có thể cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất tự nhiên cần thiết. Ăn chín uống sôi, tuyệt đối không nên ăn thức ăn lạnh.

Tăng cường chất xơ trong bữa ăn của người cao tuổi để phòng ngừa bệnh tuổi già. Ảnh minh họa.
Tăng cường chất xơ trong bữa ăn của người cao tuổi để phòng ngừa bệnh tuổi già. Ảnh minh họa.

Uống sữa đều đặn mỗi ngày  với hàm lượng từ 100 – 120 ml sữa mỗi lần nếu không sẽ gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt người cao tuổi không nên uống sữa đặc bởi nó chính là nguyên nhân gây táo bón rất phổ biến.

Riêng cà phê, người cao tuổi có thể dùng một lượng vừa phải vào buổi sáng, hạn chế uống vào buổi chiều tối sẽ gây mất ngủ. Đặc biệt những người mắc bệnh thận, đường ruột, tim mạch thì không nên uống cà phê.

Hạn chế và tránh xa những thực phẩm như: rượu, bia, thức uống có cồn, thuốc lá, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn xào, rán, chiên, mỡ và nội tạng động vật, thức ăn tươi sống (rau sống, gỏi cá, nem chua,…)

Bệnh nhân bị tiểu đường nên hạn chế thức ăn có nhiều tinh bột, thức ăn ngọt; bệnh nhân mắc bệnh xương khớp (gút) nên hạn chế ăn tôm, cua, mực, thịt bò, thịt trâu, thịt chó,…; bệnh nhân mắc bệnh về gan không nên ăn lòng đỏ trứng gà, trứng vịt, chim cút,…

Bổ sung nước

Mỗi ngày người cao tuổi nên uống từ 1,5-2 lít nước bao gồm nước lọc, nước trà thảo dược, nước ép rau xanh, trái cây tươi nguyên nhất ở nhiệt độ 30 độ C. Đặc biệt, trong mùa hè, cơ thể người cao tuổi rất dễ bị mất nước do đó, có thể uống bổ sung thêm nước oresol để bù đắp nước tối ưu, nước chanh tươi ấm với mật ong để không ngừng nâng cao sức đề kháng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ 

Người cao tuổi cần được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa đều đặn mỗi ngày bằng nước ấm để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh ngoài da. Đồng thời không gian ở, sinh hoạt của người cao tuổi cần sạch sẽ, thoáng mát, tránh nơi gió lùa, tránh xa các loại vật nuôi có thể là trung gan lây bệnh để phòng bệnh mùa hè cho người cao tuổi tốt hơn.

Chế độ luyện tập

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Người cao tuổi nên hạn chế đi lại trong những ngày nắng nóng, ở trong phòng mát và tránh vận động nhiều để tình trạng bệnh thuyên giảm. 

Người cao tuổi nên tập luyện điều độ mỗi ngày để phòng bệnh mùa hè cho người cao tuổi hiệu quả hơn. Mỗi người cao tuổi hãy lựa chọn cho mình một bài tập thể dục phù hợp như đi bộ, chạy bộ, thể dục tay không, bài tập dưỡng sinh để tập luyện đều đặn ít nhất 20 phút/ngày kết hợp hít thở sâu nhé. Tuyệt đối không nên lựa chọn những bài tập quá sức, nhưng bài tập nặng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe đấy. 

Nghỉ ngơi hợp lý

Người cao tuổi nên nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, đỉ ngủ đúng giờ, đủ giấc và không nên suy nghĩ miên man làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, người cao tuổi cần tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ, thoải mái, thường xuyên nghe nhạc, nghe đài, xem phim hài, tham gia các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi để vui sống mỗi ngày nhé, có thể bạn không biết nhưng trạng thái tinh thần có tác động rất lớn đến sức khỏe và giúp phòng bệnh mùa hè cho người cao tuổi tốt hơn rất nhiều đấy.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.