Thắm tình phiên chợ vùng biên

(Baonghean.vn) - Dù đã mấy lần đi chợ vùng biên (chợ Hữu nghị Lào- Việt) nhưng mỗi lần lên Kỳ Sơn vào dịp có phiên chợ (ngày 14 - 15 và 29 - 30 hàng tháng), tôi lại hòa vào dòng người đổ về Cửa khẩu Nậm Cắn để được tận mắt chứng kiến không khí tấp nập, đông vui và thắm tình hữu nghị Việt - Lào.
 
Những lần trước, tôi đến chợ biên vào mùa Đông và mùa Xuân, tức là vào điểm trước và sau Tết Nguyên Đán. Lần này, tôi quyết định đi vào mùa Hè với hy vọng sẽ được khám phá thêm những điều mới mẻ. Đoạn đường Quốc lộ 7A từ Thị trấn Mường Xén lên Cửa khẩu Nậm Cắn (khoảng 20 km) ngày thường vốn lặng lẽ và thưa vắng nhưng hôm nay đông đúc khác thường. Từng đoàn xe ô tô, xe gắn máy và dòng người đi bộ nối đuôi nhau tưởng chừng như kéo dài đến vô tận. Con đường vòng vèo, uốn lượn giữa non ngàn và trập trùng trong mây núi càng tôn thêm nét thi vị và huyền ảo, khiến cho những người khách đến từ phương xa thêm dạt dào cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh vật và núi rừng biên cương xứ Nghệ. Thị trấn Mường Xén nóng bức là thế, nhưng ngược lên chừng 10 cây số, đến bản Noọng Dẻ, chạm đến đất Nậm Cắn, người đi đường đã bắt đầu cảm nhận được không khí mát mẻ, dễ chịu. Càng ngược lên độ cao càng lớn, mức chênh lệch nhiệt độ càng cao nên không khí càng mát lạnh. Qua các bản Trường Sơn, Tiền Tiêu, thấy nhà nhà đã đóng cửa then cài, bởi lẽ bà con người Mông đã dậy đi chợ từ sáng sớm, lúc con gà bắt đầu cất tiếng gáy gọi ánh sáng mặt trời. Không riêng gì bà con Nậm Cắn mà gần như hầu như người dân khắp các bản làng thuộc xã Tà Cạ, Phà Đánh, Huồi Tụ, Tây Sơn, Hữu Kiệm, Hữu Lập, Chiêu Lưu, Na Ngoi, Nậm Càn và Thị trấn Mường Xén đều mong đến phiên chợ để đến mua bán và trao đổi.

Nhộn nhịp phiên chợ vùng biên

Đến Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, mọi người đều dừng chân làm thủ tục xuất nhập cảnh rồi đi tiếp chặng đường gần 1 km để đến chợ biên. Chợ biên nằm ở lưng chừng dãy núi giáp đường biên, thuộc bản Đỉnh Đam, huyện Noọng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng (CHDCND Lào). Khi chúng tôi có mặt, chợ đã tấp nập kẻ bán, người mua. Các hoạt động giao dịch có thể trao đổi bằng cả hai thứ tiếng và cả hai loại tiền (Lào, Việt). Dạo quanh phiên chợ, dễ dàng nhận thấy sản vật đặc trưng của nước bạn vào mùa này là quả đào. Không biết có phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mà những quả đào được bày bán ở chợ biên trông thật bụ bẫm, ngon mắt. Còn khi đã thưởng thức bằng miệng, dễ dàng cảm nhận được vị ngọt và thanh. Đến chợ biên, nhiều người Việt tìm mua các loại dụng cụ sản xuất nông nghiệp (dao, cuốc, xuổng...), các loại vật dụng gia đình được làm từ nhựa (xô, chậu). Còn người Lào, hầu hết tìm đến các quầy hàng cá biển và các loại hoa qua được vận chuyển sang từ Việt Nam.

Điểm nhấn tạo nên vẻ hấp dẫn của chợ biên là cảnh những thiếu nữ Lào với váy áo sặc sỡ. Người dân Lào, đặc biệt là nam nữ thanh niên rất yêu ca hát. Bằng chứng là ở những gian hàng bán đĩa nhạc luôn chật ních người. Tại đây, luôn vang lên những ca khúc có giai điệu đằm thắm, rộn ràng.

Đã mấy lần đến chợ biên, tôi biết nếu chưa đến gian hàng ẩm thực thì coi như mới đi được nửa đường. Gần trưa, tôi cùng Vi Thị Lan, cô gái Thái ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, người bạn đường và nhận làm chân phiên dịch, đến gian ẩm thực. Khi còn ở Mường Xén, tôi e ngại rằng thưởng thức món thịt gà và thịt lợn nướng vào mùa hè chắc không hấp dẫn lắm. Nhưng đến nơi mới vỡ lẽ rằng thời tiết ở đây mát mẻ, dễ chịu nên các gian hàng ẩm thực vẫn luôn tấp nập thực khách người Việt. Chúng tôi vào quán bà Mè Nang, một phụ nữ người Lào. Có vẻ như bà nhận ra tôi đã một vài lần vào quán nên nở nụ cười thân thiện và nói “Lâu ngày quá!”. Tôi say sưa để thưởng thức mùi hương nếp cẩm tỏa ra ngào ngạt và món thịt gà nướng béo ngậy. Còn người bạn đường thì vừa ăn vừa trò chuyện với Mè Nang. Trước lúc lên đường đi chợ biên, Lan cho tôi biết cô có thể nói và hiểu được khoảng 70% tiếng Lào. Tôi hỏi Lan đang trò chuyện gì với Mè Nang, cô giải thích: “Mè Nang nói hàng tháng bà rất mong đến ngày chợ phiên, một phần là để bán hàng. Đồng thời, để được gặp gỡ, thăm hỏi những người thân quen ở cả Noọng Hét và Kỳ Sơn. Phiên chợ nào bà cũng rất vui vẻ…”.

Mặt trời đã nằm trên đỉnh đầu, đến lúc người mua, kẻ bán chia tay và hẹn gặp lại ở những phiên chợ sau. Niềm vui hiện hữu trên từng khuôn mặt…

Công Kiên

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.