Bài cuối: Thầy mo xưa và nay

(Baonghean) - Có người nói: Bao giờ dân trí được nâng cao, đến mức tự xoá bỏ được niềm tin vào trời cao, thần linh, số mệnh và định mệnh, thì tín ngưỡng cũng hết, các ông mo, bà mo cũng sẽ không còn lý do để tồn tại nữa. Điều này thật có lý, không ai cãi được! Nhưng cái “bao giờ” ấy sẽ là lúc nào và lại là “bao giờ”? Tín ngưỡng là niềm tin đã trở nên truyền thống, trở nên như là máu thịt trong ý thức của con người trước các lực lượng, các hiện tượng tự nhiên huyền bí, từ xưa cho đến nay mà con người không sao giải thích được.
Chúng tôi không thể thống kê hết được số lượng các ông mo, bà mo đang hành nghề ở khắp các bản mường của người Thái trên mảnh đất miền Tây Nghệ An rộng lớn này. Chỉ tính riêng ở huyện Quỳ Hợp, tổng số mo của 12/21 xã, thị trấn, có đa số (hoặc toàn bộ) người Thái và người Thổ sinh sống, đã lên tới gần 60 ông, bà hành nghề mo, nghĩa là trung bình mỗi xã có đến 5 ông, bà mo (số liệu năm 2006), và cũng có tương đương ngần ấy người hành nghề mo không chính thức, đó là chưa kể gần đây còn phát sinh thêm một số người hành nghề mang tính chất mê tín, dị đoan, không sao kiểm soát nổi!
Có những ông mo được mời đi cúng hầu như 25/30 ngày trong tháng, liên tục làm việc theo yêu cầu của khách, thôi thì đủ các kiểu cúng, không thể kể hết được. Thậm chí, có những ông mo, một ngày cúng đến hai đám chính thức và một đám “hằng vắn” không chính thức ban đêm nữa. Tuy vậy, thu nhập của các ông mo, bà mo chẳng được bao nhiêu, mỗi cuộc cúng, tuỳ theo tính chất và mức độ, mà người nhà bỏ tiền ra trong mâm cúng, gọi là “tiền páng”, tiền này mang ý nghĩa là để cho mo hành lễ suôn sẻ và đi lên trời, xuống đến nhà cho thật bình an... thực chất là tiền công cho mo trong một cuộc cúng. Số tiền này trung bình thường từ 50 đến 100 ngàn đồng một cuộc, nhà nào giàu có thì có thể bỏ ra nhiều hơn, cũng không ai bỏ đến 300.000 đồng/cuộc.
Chuyện trả công cho mo, từ xưa đến nay đã có tục lệ, có giới hạn, không phải là cứ giàu có rồi muốn cho bao nhiêu cũng được; ngược lại, các ông, bà mo cũng chỉ dám đòi hỏi đến thế là hết, đòi hỏi quá sẽ mang tội với trời, với con người đang phải chịu lễ cúng. Cúng bái suốt ngày, nhiều ông mo, bà mo đã kiệt sức, thậm chí phải đi viện hoặc nhờ y tế đến khám và chuyền thuốc tại nhà. Một người thành nghề mo tâm sự với chúng tôi rằng, một khi đã mang lấy nghiệp mo rồi, người ta đến mời gọi, không đi cúng cũng không thể được, chỉ trừ khi mình đã có hẹn trước với ai đó rồi, hoặc bị ốm nặng mà thôi. Không đi cúng cũng có nghĩa là thôi hành nghề, trời sẽ không tha thứ cho mình đâu... Nghề mo là như thế đấy. Có cuộc cúng xong rồi, xin người nhà pha cho một bát mì tôm mới nuốt trôi được, rượu thịt đầy mâm cơm ra đấy, nhưng mệt bã người, có mo nào ăn được… Mà sao càng khấm khá, giàu có lên, người ta càng gọi mo và cần đến mo nhiều thế?
Thầy mo làm lễ đón dâu về thăm nhà ở bản Mon - Thạch Giám - Tương Dương. Ảnh: Hữu Vi
Thầy mo làm lễ đón dâu về thăm nhà ở bản Mon - Thạch Giám - Tương Dương. Ảnh: Hữu Vi
Gần như tất tần tật mọi thứ liên quan đến tâm linh, đều có cuộc cúng, mà đã cúng thì phải nhờ đến các ông, bà mo. Dân thường đã thế, cán bộ, công chức nhà nước, có học hành hẳn hoi cũng tìm đến các ông, bà mo liên tục để mà cúng giải xui, giải hạn trong thời gian đương chức, đương quyền của mình?!
Vậy là các ông, bà mo chắc sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài. Nói vậy, không phải chúng ta khuyến khích, mở đường cho nghề mo mặc nhiên phát triển. Trong quá khứ chưa xa, đã không biết bao nhiêu lần nghề mo được coi là xấu, là có hại, cần phải loại bỏ. Thực tế, đã có nhiều ông mo, bà mo lợi dụng tín ngưỡng và niềm tin của nhân dân để hành nghề một cách vô lương tâm, đi ngược lại với tư tưởng, đạo đức, truyền thống ban đầu của nghề mo, bởi thế mà nhiều ông, bà mo đã bị lên án, bị xã hội người Thái khinh rẻ, không ai mời cúng suốt cả đời.
Đã có thời, chúng ta “đánh” mạnh vào nghề mo, cán bộ mặt trận các cấp đã thu hàng loạt lọng che, quạt giấy, ống đũa hành nghề của mo Một và thu hàng vài chục kiếm cùng các đồ nghề khác của mo Môn. Mọi hoạt động liên quan đến tâm linh đều bị bãi bỏ, bị giải tán và tịch thu mọi vật chất khác phục vụ cho hành lễ, ngay tại chỗ, để đem xung công. Gia chủ thì bị phạt hành chính, các ông, bà mo thì bị gọi lên xã cải tạo, học tập và ký cam đoan không  hành nghề mo nữa. Nghề mo của người Thái ở miền Tây Nghệ An một thời coi như bị xóa sổ suốt một thời gian dài, không ai còn trông thấy bóng dáng của một ông mo, bà mo nào nữa...
Mãi tới những năm gần đây, khi cơ chế mới được mở ra, đời sống của đồng bào từng bước khá giả lên, dân chủ được mở rộng hơn về mặt văn hoá - tinh thần để tiến tới hội nhập vào nền kinh tế của thế giới… thì nghề mo lại bắt đầu xuất hiện. Nhiều ông mo, bà mo còn rất trẻ, đã bắt đầu hành nghề giống hệt những ông mo, bà mo kỳ cựu ngày trước. Nhiều người đã đi học làm mo để mong tìm một vị thế mới cho mình trong cộng đồng, trước sự thông thoáng về kinh tế và văn hoá của đất nước! Không riêng lớp trẻ, có cả những cán bộ đã về nghỉ hưu, đã không còn quyền hành ở nơi công sở nữa, tự dưng nằm mơ thấy mình được “ứng mệnh trời” rồi đi học nghề mo và nhanh chóng trở thành một ông mo giỏi... bởi thế mà gần đây còn xuất hiện cả “mo đảng viên” nữa...
Trường hợp ông mo K (huyện Quỳ Hợp) chẳng hạn, là cán bộ Nhà nước, đảng viên hẳn hoi, một thời cũng từng làm công tác Mặt trận Tổ quốc ở cấp huyện, đã từng thu bao nhiêu là thanh kiếm hành nghề của các mo Môn để đầy dưới gầm bàn làm việc... Nhưng khi được nghỉ hưu đã đi học nghề mo và nhanh chóng trở thành một ông mo Môn nổi tiếng của xã…
Đảng và Nhà nước ta không bao giờ cấm đoán, ngăn cản các hoạt động mang tính tôn giáo - tín ngưỡng của nhân dân, mà luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng - tôn giáo của nhân dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên phân biệt cho rõ đâu là tôn giáo - tín ngưỡng thực sự, và đâu là mê tín, dị đoan dẫn tới bao nhiêu tai hoạ cho con người! Phải trả giá cho niềm tin mù quáng là những cái giá vô cùng đắt. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn nghiêm cấm các hoạt động mê tín, dị đoan, bói toán, ma thuật hoặc các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng - tôn giáo để chống lại đường lối, chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và luật pháp của Nhà nước ta! Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước!”
Vậy là không ai cấm đoán việc hành nghề của các ông mo, bà mo. Nhưng xã hội ngày nay đang vận hành theo một con đường đi lên hoàn toàn mới. Giờ đây, đêm đêm các ông mo, bà mo ngồi xem truyền hình với bao điều mới lạ của con người và cuộc sống, không chỉ ở riêng trong mường bản của ta, mà ở khắp nơi trên toàn cầu. Con người và sự việc ở những nơi xa tít mù tắp nào đó, bỗng nhiên xuất hiện sống động trước mặt mình, ắt không phải là từ Mường Then đi xuống, mà là từ “mường khoa học” do chính con người đang sống trên mặt đất tạo ra, mang lại. Thật buồn cười cho ai đó ngày nay còn cắp sách đi học nghề mo, để mong kiếm ăn bằng nước bọt và một ít trí nhớ của mình, cũng như mong kiếm tìm lại vị thế của mình trong cộng đồng đã bị mất ở lĩnh vực khác, thông qua nghề làm mo!
Thái Tâm

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.