Quỳ Châu: Nguy cơ thiếu đói sau lũ quét

(Baonghean) - Ngược Quỳ Châu sau 2 tháng xảy ra cơn lũ lịch sử (ngày 14/9), những hệ lụy thật đáng lo ngại. Nhiều công trình hạ tầng giao thông, cầu cống, nhà cửa bị hư hại chưa thể khắc phục. Hàng trăm ha đất nông nghiệp bị vùi lấp trong cát, đá, sỏi, không thể canh tác. Nguy cơ thiếu đói bắt đầu hiển hiện.
Trận lũ lịch sử
Bà Lữ Thị Minh (56 tuổi) trú tại bản Đơn, xã Châu Hội (Quỳ Châu), đến giờ vẫn đang loay hoay dọn dẹp những đống gỗ mục bị nước lũ cuốn dạt vào chân nhà. Khu vườn của bà Minh, nằm cạnh dòng khe Tằn ngổn ngang rác và gỗ. Chồng mất sớm, con cái đi làm ăn xa, bà Minh phải một mình chống chọi với trận lũ quét được cho là lớn nhất từ trước đến nay của địa phương này. “Các cụ lớn tuổi ở đây đều nói rằng chưa bao giờ có trận lũ nào lớn như vậy. Tối hôm đó tôi ngủ say, sáng thức giấc thì đã thấy nước trắng xóa, cảnh tượng thật kinh hoàng”, bà Minh rớm nước mắt nói. 
Mặc dù đã đến mùa vụ, nhưng phần lớn diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã Châu Hội (Quỳ Châu) chưa thể canh tác.
Mặc dù đã đến mùa vụ, nhưng phần lớn diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã Châu Hội (Quỳ Châu) chưa thể canh tác.
Dòng nước lũ từ khe Tằn dâng cao gần chục mét, mấp mé căn nhà sàn của bà Minh. Những cây gỗ lớn bị cuốn trôi theo dòng nước, va vào cột trụ khiến căn nhà xiêu vẹo, chực chờ đổ sập. Gia tài ít ỏi của người phụ nữ đơn thân là đàn vịt mới lớn cũng đã trôi theo dòng nước.
Sau lũ, bà Minh phải nhờ hàng xóm dựng tạm căn lều nhỏ vì ngôi nhà đã hư hỏng. “Giờ chẳng dám lên nhà vì sợ nó sập. Chỉ sau một đêm giờ trắng tay rồi. Nước lũ đã cuốn đi của tôi mọi thứ”, người phụ nữ khuôn mặt khắc khổ nói, ngước ánh mắt xa xăm nhìn ra những thửa ruộng trước đây vốn là ruộng lúa, nay bị biến thành bãi chiến trường ngổn ngang đá và cát.
Cũng như những người dân ở các bản, làng vùng cao này, bà Minh chỉ có vài sào ruộng ít ỏi dùng để trồng lúa nhưng tằn tiện lắm cũng đủ sống qua ngày. Tuy nhiên, khi ngày thu hoạch gần đến, những ruộng lúa bà tốn công chăm bón suốt hàng tháng trời chìm trong biển nước.
Nước rút, bà Minh hớt hải ra cánh đồng cố bòn mót nhưng cũng chỉ được chừng hơn chục cân lúa. Số lúa này theo bà không thể ăn được vì phần lớn là lúa non, dẹt, trộn lẫn đá sỏi. 
Bà Lữ Thị Minh ở bản Đơn, xã Châu Hội (Quỳ Châu) chỉ thu được 3 bao lúa non sau trận lũ.
Bà Lữ Thị Minh ở bản Đơn, xã Châu Hội (Quỳ Châu) chỉ thu được 3 bao lúa non sau trận lũ.
Trong khi đó, tại xã Châu Nga, ngồi nức nở trong ngôi nhà nhỏ, chị Lê Thị Hương (40 tuổi) bản Liên Minh nói rằng, trận lũ quét gần 2 tháng trước vẫn còn ám ảnh chị trong những giấc ngủ. Thi thể của chồng chị, anh Vi Văn Hải (44 tuổi), đến nay vẫn chưa được tìm thấy mặc dù chính quyền địa phương và gia đình đã nỗ lực tìm kiếm khắp từng gốc cây, mỏm đá trên dòng khe Mưn. Chị Hương kể, hai vợ chồng về sống với nhau được 5 năm, gia cảnh đều nghèo nên đến nay vẫn chưa tổ chức lễ cưới.
Để mưu sinh qua ngày, vợ chồng chị phải vào rừng dựng lán ở suốt nhiều ngày để hái măng, mang về chợ bán. Rạng sáng 14/9, đang ngủ trong lán thì thấy nước dâng, hai vợ chồng vội vã thu dọn đồ đạc để tháo chạy. Khi lội qua khe, dòng nước lũ tràn về, chị bị cuốn trước nhưng may mắn bám được vào cây lớn khi đã bị trôi hàng trăm mét, nên sau đó sống sót trở về.
Còn anh Hải, không biết đã bị dòng nước lũ đưa đi đâu. Là lao động chính trong nhà, anh Hải sống với bố mẹ tuổi đã gần 80. Bố anh, ông Vi Văn Quyền nói rằng, lúa trong nhà cũng đã hết, không biết sắp tới phải dựa vào ai. 
Nguy cơ thiếu đói
Dọc theo những khe Tằn, khe Mưn… thuộc các xã Châu Hội, Châu Nga, hầu hết các cánh đồng đang bị vùi lấp bởi đá cuội, cát. Những cánh đồng lúa ở đây, vốn màu mỡ, sau trận lũ trở thành những bãi cát rộng thênh thang; nhiều ruộng lúa bị cát bồi lên gần nửa mét. Châu Nga là một trong những xã nghèo nhất huyện Quỳ Châu, và chỉ có vỏn vẹn hơn 50 ha nhưng gần 40 ha do bị ngập sâu trong lũ, nay là ngập sâu trong cát, đá sỏi.
Với xã Châu Hội, lũ quét đã làm mất trắng hơn 224 ha lúa, ngô và cây công nghiệp hàng năm; và sau lũ, có đến hàng trăm ha ruộng nước bị vùi lấp…
Chủ tịch UBND xã Châu Nga, ông Lương Trí Dũng cho biết, đến nay vụ đông - xuân vẫn chưa thể triển khai được mặc dù đã quá thời vụ. Ngoài ra, nhiều hệ thống thủy lợi, giao thông cũng đã bị hủy hoại, đến nay vẫn chưa khắc phục được.
“Cát bồi lấp hết ruộng nên phải mất một thời gian dài mới khắc phục được. Tuy nhiên, nếu múc hết phần cát này thì phần màu mỡ của ruộng lâu nay cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng, trồng lúa tiếp thì năng suất cũng không cao” - ông Dũng cho hay.
Cũng theo Chủ tịch xã UBND xã Châu Nga, trận lũ quét xảy ra vào “mùa giáp hạt”, khi lúa trong các gia đình đã hết nên hậu quả càng nghiêm trọng. Người dân đang chờ để thu hoạch, tuy nhiên, trận lũ cuốn hết khiến hàng trăm hộ dân phải lao đao, vay ăn từng bữa. Sau gần 2 tháng, khi các gia đình dư giả trong xã cũng đã hết lúa để cho vay, người dân lại phải đến các vùng khác trông cậy.
Nhiều ha đất trồng lúa bị cát bồi lấp, không thể sản xuất vụ đông – xuân
Nhiều ha đất trồng lúa bị cát bồi lấp, không thể sản xuất vụ đông – xuân

Theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu, trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng ngày 14/9 đã khiến 1 người chết, cuốn trôi và làm sập hoàn toàn 4 căn nhà, 240 nhà khác bị ngập nặng. Gần 180 ha diện tích ao hồ bị ngập, vỡ; 19 lồng gia cầm, hàng nghìn con gia súc bị cuốn trôi; 463 hộ thiếu nước sạch để sinh hoạt. Trận lũ quét cũng khiến 23 công trình thủy lợi và 24 công trình giao thông bị hư hỏng nặng… 


Riêng lĩnh vực nông nghiệp, theo ông Lê Hải Lý - Trưởng phòng NN&PTNT huyện, trận lũ quét vào rạng sáng ngày 14/9 dù chỉ diễn ra trong khoảng vài tiếng nhưng hậu quả nó gây ra cực kỳ nghiêm trọng, gần 750 ha trong tổng số 1.800 ha lúa trên địa bàn bị ngập, sạt lở hoặc vùi lấp. Tương tự là hàng trăm ha ngô, rau màu...
Ông Lê Hải Lý cho biết: “Tổng thiệt hại thống kê được do trận lũ gây ra cho Quỳ Châu gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là những hậu quả trước mắt. Bởi sau lũ, hàng trăm hộ gia đình đang phải vay ăn từng bữa trong khi vụ đông - xuân chưa thể canh tác…”.
Theo lãnh đạo huyện Quỳ Châu, trước thực trạng khó khăn này, UBND huyện Quỳ Châu một mặt rà soát chính xác những thiệt hại và báo cáo tỉnh để có sự hỗ trợ, chỉ đạo các cấp chính quyền vận động người dân tiếp tục chăm sóc, khắc phục để thu hoạch những hoa màu vẫn còn sót lại.
Chuẩn bị sản xuất vụ đông - xuân đối với số diện tích bị thiệt hại dưới 50%, trong khi đó số diện tích bị thiệt hại trên 70% tiến hành chuyển đổi sang cây trồng khác, định hướng chuyển đổi sang trồng ngô lấy cây phục vụ chăn nuôi. Tiến hành lồng ghép chương trình 30a, hỗ trợ giống ngô cho người dân; bên cạnh đó, đang lập kế hoạch tu sửa 26 công trình thủy lợi để người dân sớm sản xuất nông nghiệp.
Về phần diện tích đất nông nghiệp đã bị vùi lấp hoàn toàn, ngoài hỗ trợ kinh phí phục hóa cho người dân theo quy định, thì đề nghị đưa một phần diện tích của các lâm trường mà tỉnh sẽ thu hồi giao lại cho các hộ dân.
Tiến Hùng - Hà Giang

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.