Dự án đường hơn 50 tỉ chưa bàn giao đã xuống cấp

(Baonghean.vn)- Dự án đường giao thông vào trung tâm xã Quang Phong (huyện Quế Phong) mặc dù chưa được bàn giao nhưng tại nhiều điểm trên tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tuyến đường giao thông vào trung tâm xã Quang Phong, huyện Quế Phong có chiều dài 15km (ngã 3 Châu Thôn - Quang Phong), được khởi công từ năm 2007, do UBND huyện Quế Phong làm chủ đầu tư. Công trình do Liên doanh Công ty TNHH xây dựng An Thịnh và Công ty CP xây dựng và thương mại 423 thi công.

Theo quyết định phê duyệt ban đầu của UBND tỉnh Nghệ An số 1357/ QĐ.UB-CN ban hành vào tháng 5/2005, dự án này có mức đầu tư là 38.700.000.000 đồng. Nguồn vốn được lấy từ ngân sách nhà nước xây dựng cầu, đường tới các xã chưa có đường ô tô tới trung tâm (theo chương trình của Thủ tướng Chính phủ); từ chính sách đầu tư cho giao thông miền núi hiện hành của tỉnh và huy động các nguồn hợp pháp khác.

Vào tháng 12/2016 theo Quyết định số 6598/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An, dự án được điều chỉnh lên thành 51.535.000.000 đồng. Chênh lệch 12.835.000.000 đồng so với dự toán ban đầu. Sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện, ngân sách tỉnh hỗ trợ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng, thu hút đầu tư trên địa bàn xã Quang Phong và vùng phụ cận. Động lực giúp người dân vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Quế Phong xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên đến nay đã hơn 2 lần gia hạn hợp đồng, lần cuối cùng được gia hạn là đến tháng 6/2016 nhưng công trình vẫn chưa hoàn thành. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nghệ An, hiện nay công trình dở dang, công nhân ngừng làm việc. Đặc biệt, tuyến đường chưa được bàn giao này đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường tại nhiều đoạn đã bị nứt nẻ, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà. Tại một số cống thoát nước cho đường đã bị sụt lún sâu. Hầu hết trên tuyến đường chưa có cọc tiêu, biển báo, cột km...

Nhiều đoạn mặt đường bóc nhựa tạo thành các 'ổ voi', ổ gà gây khó khăn cho người đi đường.
Nhiều đoạn mặt đường bóc nhựa gây khó khăn cho người đi đường. Ảnh: Hồ Phương

Ông Lê Tuấn Nghĩa, cán bộ Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Quế Phong, người quản lý trực tiếp dự án cho biết: Hiện tại trên tuyến tồn đọng những đoạn cần sửa chữa như cầu tràn tại km 9 + 071 bị hư phần hạ lưu (gần bản Tà), và cống thuộc Km 5+300. Những đoạn bị hư hỏng khác là do ảnh hưởng của mưa lũ.

Ông Nghĩa cũng cho biết thêm, sở dĩ có việc thi công lâu như vậy là do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và nguồn nguyên vật liệu dự toán ban đầu có sự thay đổi, đặc biệt là đá để xây dựng công trình.

Được biết đến nay, công trình này đã giải ngân hơn 38 tỉ đồng.

Tại một số điểm của đoạn đường đã bị sạt lở nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn cho người dân.
Tại một số điểm của đoạn đường đã bị sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn cho người dân. Ảnh: Hồ Phương

Ông Vi Thái Điệp - Chủ tịch UBND xã Quang Phong cho biết, người dân hết sức vui mừng vì được nhà nước đầu tư tuyến đường trọng yếu, tuy nhiên cũng mong muốn công trình sớm hoàn thiện để bà con đi lại thuận tiện hơn, đặc biệt vào mùa mưa lũ.

Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Con đường đã có thời gian đình trệ khá lâu, huyện cũng đã cố gắng đôn đốc cho các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công để người dân được hưởng lợi sớm nhất./.

Hồ Phương

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.