Miền Tây sau 6 năm thực hiện QĐ 147/TTG

23/03/2012 15:22

(Baonghean) - LTS: Miền Tây Nghệ An bao gồm 10 huyện miền núi là vùnggiàu tiềm năng, nhưng kinh tế - xã hội kém phát triển. Đề án phát triển kinh tế xã hội miền Tây giai đoạn 2006 - 2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại QĐ số 147 ngày 15/6/2005. Báo Nghệ An xin được giới thiệu kết quả giai đoạn I, những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế xã hội miền Tây giai đoạn tiếp theo.

(Baonghean) - LTS: Miền Tây Nghệ An bao gồm 10 huyện miền núi là vùnggiàu tiềm năng, nhưng kinh tế - xã hội kém phát triển. Đề án phát triển kinh tế xã hội miền Tây giai đoạn 2006 - 2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại QĐ số 147 ngày 15/6/2005. Báo Nghệ An xin được giới thiệu kết quả giai đoạn I, những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế xã hội miền Tây giai đoạn tiếp theo.


Sau 6 năm triển khai thực hiện Quyết định 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, tuy gặp nhiều khó khăn (ảnh hưởng nặng nề của lạm phát, suy thoái kinh tế, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra), nhưng kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An vẫn phát triển toàn diện, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc.


Theo đánh giá của UBND tỉnh, tình hình kết quả đầu tư vào địa bàn đạt khá.Tổng giá trị tăng thêm (GTGT) theo giá hiện hành đạt 12. 543 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,8 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2005 và vượt mục tiêu 40%. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 45,6% xuống còn 41,07%; tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 28,2% lên 29,8% và tỷ trọng dịch vụ tăng từ 26,2% lên 29,85%. Đó là những chỉ số thể hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.




Quốc lộ 48 đoạn qua Quỳ Châu sau 6 năm phát triển giao thông miền Tây

Sản xuất lương thực, vấn đề cam go nhất của miền núi hàng trăm năm nay đã cơ bản được giải quyết .Sản lượng toàn vùng năm 2010 đạt 398.000 tấn (vượt mục tiêu 22%), sản lượng bình quân đầu người đạt 373kg. Sản lượng đó không chỉ đảm bảo đủ lương thực cho người dân mà còn tạo điều kiện phát triển chăn nuôi hình thành vùng chăn nuôi tập trung.Trên địa bàn cũng đã hình thành vùng cây nguyên liệu công nghiệp lớn. Vùng nguyên liệu mía lúc cao nhất đạt 28.000ha, vùng chè 8.824 ha, cao suđạt 8.577 ha vùng cam 2.100 ha, v.v...


Nhiều cơ sở chế biến nông sản được mở mang, hỗ trợ cho nông nghiệp tiêu thụ sản phẩm và tăng giá trị hàng hóa. Đồng thời bước đầu khai thác có hiệu quả những tiềm năng lợi thế về thuỷ điện, khoáng sản, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, chế biến đá trắng...

Riêng thuỷ điện, ngoài 12 dự án đang triển khai xây dựng, tổng công suất 440,5 MW thì 4 dự án đã hoàn thành, cung cấp 342,5MWlướiđiện quốc gia. Trong sản xuất vật liệu xây dựng, ngoàisản lượng đá trắng đạt 500 ngàn tấn/năm, trên địa bàn đã hình thành "vệt" sản xuất xi măng gắn với hệ thống giao thông đang được đầu tư xây dựng. 6 năm qua, ngoài các dự án nối dài, nâng cấpđường quốc lộ, tỉnh lộ, do Sở Giao thông chủ đầu tư, các huyện còn làm chủ đầu tư 18 dự án giao thông khácvới tổng chiều dài 270 km, vốn đầu tư 986 triệu đồng. Đến nay xe ô tô đã vào được trung tâm của hầu hết các xã. Các công trình thuỷ lợi (gồm 524 hồ chứa) được đầu tư và nâng cấp, đảm bảo tưới 22 nghìn ha lúa nước ăn chắc. Hệ thống điện được đầu tư nâng cấp, theo đó,phương tiện nghe nhìn và điện thoại cố định phát triển nhanh. Số điện thoại miền Tây cứ100 dân đạt 12 máy, gấp 2,7 lần so năm 2005,


Trên địa bàn đã hình thành 2 thị xã (Thái Hoà, Trà Lân), nhiều thị trấn và 11 cụm công nghiệp đã cơ bản xây dựng xong phần hạ tầng. Các cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thông Thụ và Cao Vều đã được khảo sát và trình Chính phủ phê duyệt. Riêng cửa khẩu Nậm Cắn đã đầu tư 42,2 tỷ đồng.


Kết quả có được nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Giai đoạn 2006- 2010, mặc dù lạm phát, cắt giảm đầu tư công nhưng đối với miền Tây Nghệ An, Chính phủ vẫn ưu tiênđảm bảo kế hoạch. Cụ thể. tổng nguồn vốn đầu tư trong 5 nămđạt 27.081 tỷ đồng, so với kế hoạch được duyệt ban đầu 26.000 tỷ đồng.


Phát huy những thành quả kinh tế - xã hội 6 năm qua, UBND tỉnh đã có đề án phát triển KT - XH chặng đường thứ 2 (giai đoạn 2011 - 2015 có tính đến năm 2020) trình BCHTỉnh uỷ cho ý kiến. Trong đó, có những mục tiêu tổng quát thể hiện quyết tâm rất cao mới có thể đạt được như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GTGT) bình quân trong cả giai đoạn, phấn đấu đạt từ 13 - 14%; thu nhập bình quân đầu người từ 28 - 29 triệu đồng vào năm 2015 và 56 - 58 triệu đồng/người vào năm 2020.


Nhiệm vụ đặt ra là phải hình thành các vùng chuyên cây công nghiệp nguyên liệu tập trung quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tăng khối lượng và giá trị hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm và phân công lại lao động trên địa bàn. Đồng thời, mở rộng các hoạt động dịch vụthương mại du lịch thông tin liên lạc; Phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ vùng huyện, cụm xãvà mạng lưới chợ ở các xã vùng caođể thu muatrao đổi nông sảnvà cung ứng vật tư hàng hóaphục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Trong giải pháp nguồn lực , tiếp tục phát huy cao độnội lực của miền Tây đi đôi với việc gia tăng sự đầu tư và hỗ trợ của tỉnh, Trung ương, thu hút mạnh nguồn lực từ các tỉnh thành trong nướcvà các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, để đưa kinh tế miền Tâyphát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.


Để có góc nhìn cận cảnh hơn về những vấn đề được coi là thế mạnh của miền Tây, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát cả chuyên đề: Phát triển cây công nghiệp (cao su, chè, mía và cây ăn quả; phát triển chăn nuôi đại gia súc và bò sữa; khai thác, Bảo vệ phát triển vốn rừng; và vấn đề phát triển công nghiệp miền Tây... Cuối cùng sẽ có một cách nhìn toàn cảnh, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và hướng giải quyết trong giai đoạn 2011- 2015.


Hoàng Chỉnh

Mới nhất
x
Miền Tây sau 6 năm thực hiện QĐ 147/TTG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO