Miền Tây xứ Nghệ: Gian nan vào năm học mới
Con nước khe Chà Hạ vẫn lặng lẽ, hiền hòa len lỏi qua các bản làng người Thái xã Yên Tĩnh (Tương Dương) từ bao đời nay. Vậy mà, trong cơn bão số 2 vừa qua, nước bỗng dưng dâng lên "nuốt chửng" bản làng, "nuốt sạch" sách vở, bàn ghế, mái trường - nơi trẻ nghèo vùng cao tìm đến với giấc mơ con chữ.
Sau trận mưa rừng bất chợt chiều hôm trước khiến kế hoạch tìm vào Yên Tĩnh phải hoãn lại, chúng tôi ngay lập tức ngược đường 7 đểđến với xã Xá Lượng, nơi có không ít con người bên kia sông đang bị chia cắt vì cầu treo Khe Ngậu bị lũđại ngàn giật đứt. Ông Trần Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND xã chỉ tay ra sợi dây cáp và chút mố cầu còn sót lại, dập dềnh trong làn nước đục ngầu: "May là xã chủđộng ứng phó nên thiệt hại còn rất ít, chứ nếu không, với đỉnh lũ lịch sử như cơn bão số 2 vừa rồi thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra". Phía bên kia sông là hơn 30 em học sinh cấp 2 chưa biết sẽ sang sông đi học bằng cách nào. Mặc dầu lãnh đạo huyện Tương Dương đã hỗ trợ thuyền máy, nhưng sông thì hung dữ thế, các em và con thuyền thì mỏng manh quá. Đường tìm chữở chốn núi cao, sông sâu này đang còn lắm gian nan.
Sáng hôm sau, trời Tương Dương tạnh mưa, chúng tôi lại vượt chặng đường dài ngót nghét trên 50 km tìm vào Yên Tĩnh với những bản làng còn ngổn ngang, ngập tràn bùn đất, những con người đang gồng mình mong xóa đi hậu quả của cơn lũ lịch sử vừa đi qua.
Các thầy cô Trường Tiểu học Mường Típ (Kỳ Sơn) tìm lại những gì có thể sử dụng được cho năm học mới
Trường THCS Yên Tĩnh nằm khép mình bên khe Chà Hạ, bản Cặp Chạng, là nơi "gieo chữ" cho 224 học sinh đồng bào dân tộc Thái, Kinh... Khi chúng tôi tới, mặc dù đã gần giữa trưa, các thầy cô trong những bộ áo quần lấm lem bùn đất vẫn đang miệt mài thu dọn, chỉnh sửa lại trường lớp. Thấy khách lạđến, mọi người vội dừng tay chào. Thầy Nguyễn Xuân Thiện - Chủ tịch Công đoàn, vội nói: "Các anh làm sao giúp cho trường với, bao nhiêu sách vở bàn ghế lũ cuốn đi hết rồi, đồ dùng cá nhân và nhà cửa của giáo viên cũng theo nước mà đi. Các thầy cô dù đang cố gắng nhặt nhạnh xem có cái gì còn dùng được thì tận dụng, chứ năm học mới đã đến rồi".
Ngổn ngang sau cơn lũ quét ở Trường Tiểu học Yên Tĩnh 2 (Tương Dương)
Trong cơn lũ lịch sử và hoàn lưu bão số 2, con nước khe Chà Hạ chảy sát bên trường dâng lên bất ngờ, lại đúng vào dịp nghỉ hè nên hầu như chẳng kịp sơ tán đồđạc gì, tổng thiệt hại toàn trường lên đến 480 triệu. Thầy Nguyễn Hồng Trinh phân trần: "Các thầy cô, thanh niên tình nguyện, xã làm cật lực mới được như giờđó, chứ khi mới lũ xong bùn ngập ngang quá đầu gối. Những ngày này, chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian khắc phục cho xong chứ năm học mới đã đến rồi". Tiếp đoạn, thầy Trinh trăn trở: "Phòng học, nhà nội trú của giáo viên, học sinh thì cơ bản dọn dẹp bùn đất xong, nhưng cái khó khăn nhất của chúng tôi hiện nay là toàn bộ học cụ, sách giáo khoa bị ngập nước hư hỏng gần như hoàn toàn, khu nhà bếp dành cho 80 học sinh nội trú bị cuốn trôi chưa thể làm ngay lại được, không biết các em nấu ăn ở mô đây".
Gia đình Thầy Vi Văn Tám (giáo viên Trường THCS Yên Tĩnh) đang ở tạm tại phòng Bộ môn nhà trường
Đ
Rời Trường THCS Yên Tịnh, men theo con đường sinh lầy bùn đất tìm đến Trường Mầm non Yên Tĩnh, chúng tôi chợt se lòng khi thấy cảnh các cô giáo đang lau chùi, dọn dẹp lại phòng học để chuẩn bịđón các cháu. Cô Trần Thị Hoài - Hiệu phó nhà trường chỉ tay lên ngấn nước cao gần 3m còn in dấu lên tường phòng học, nói: "Lũ lên cao quá các anh à, bùn ngập cao gần 1m, chúng em dọn cả tháng nay rồi. May nhờ phụ huynh, thanh niên tình nguyện giúp các cô dọn bùn ra hết rồi, giờ phải lau chùi lại để kịp đón các cháu".
Nằm sát ngay bên trường Mần non Yên Tĩnh là điểm trường chính của Trường Tiểu học Yên Tĩnh 2, cả trường có 5 điểm trường đóng rải rác ở các bản Cặp Chạng (79 học sinh), bản Hạt (85 học sinh), bản Pả Khốm (20 học sinh), bản Huồi Bai (36 học sinh), bản Chà Kém (100 học sinh). Cơn lũ vừa qua đã cuốn trôi 5 gian nhà nội trú của giáo viên tại điểm trường bản Cặp Chạng và 4 phòng học tại điểm trường bản Hạt cũng như nhiều sổ sách, học cụ..., tổng thiệt hại lên đến 560 triệu đồng.
Học trò Yên Tĩnh vẫn hồn nhiên đến với con chữ
Ông Vy Tân Hợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, cho biết: Cơn bão số 2 kéo theo mưa to và lũống, lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước, nhân dân huyện Tương Dương, tổng thiết hại trên 200 tỷđồng. Ngành GD-ĐT cũng chịu thiệt hại rất nặng nề, nhiều phòng học, nhà công vụ giáo viên, bàn ghế, sách giáo khoa, máy vi tính, đồ dùng, đồ chơi của các trường mẫu giáo... bị nước lũ cuốn trôi gần hết. Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉđạo việc khắc phục thiệt hai sau cơn bão với quyết tâm cao nhất và đến ngày 15/8 tất cả các trường học, thầy và trò vùng lũ cơ bản đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị, sách giáo khoa, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học.
Tuy nhiên, mọi nỗ lực của huyện mới chỉđáp ứng được một phần nhỏ bảo đảm điều kiện tối thiểu. Do đó, Tương Dương đang rất cần sự quan tâm của UBND tỉnh Nghệ An, Sở GD-ĐT Nghệ An và các địa phương, các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm khẩn trương hỗ trợ cho những trường bị thiệt hại như: trang bị máy vi tính, tăng âm, loa đài, ti vi hỗ trợ cho việc dạy và học. Đặc biệt, khẩn trương xây dựng mới 5 phòng học ởđiểm trường bản Hạt (Yên Tĩnh), nhà công vụ giáo viên THCS Mai Sơn, nhà ăn, nhà bếp của tập thể giáo viên Trường Tiểu học Yên Tĩnh 2.... Đây là việc làm cấp bách nhất hiện nay.
Còn tại huyện Kỳ Sơn, nơi ngành giáo dục bị thiệt hại nặng nhất trong cơn bão số 2, theo ghi nhận của chúng tôi, công tác khắc phục đã được tiến hành khẩn trương. Ông Bùi Trầm - Chủ tịch UBND huyện, cho biết, huyện đã ký hợp đồng với Công ty Thiết bị Giáo dục Trường học Nghệ An cung cấp toàn bộ bàn ghế, sách giáo khoa bị cuốn trôi trong lũ chuyển về bổ sung cho tất cả các trường. Đến nay tất cả học sinh trên toàn huyện đã có phòng học. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cam kết hỗ trợ xây dựng lại trường học và nhà nội trú bị sập. Riêng cầu treo bản Phẩy, tại khối 4, thị trấn Mường Xén bị cuốn trôi trong cơn lũ vừa qua, huyện đã làm tờ trình mượn tạm cầu phao của lực lượng công binh (QK 4) bắc ngang sông Nậm Mộ, nhằm đáp ứng trước mắt nhu cầu đi lại của hơn 5.000 lượt học sinh và người dân mỗi ngày.
Năm học mới đã đến, ngành Giáo dục Kỳ Sơn, Tương Dương đã chạy đua với thời gian, làm hết sức mình để con trẻđược đến trường đúng hẹn. Tuy nhiên, còn đó bao bộn bề khó khăn, rất cần những trợ lực từ bên ngoài.
Trần Hải - Thành Duy