Mô hình trại lợn 'không mùi' của ông nông dân tiêu biểu

15/08/2016 17:27

(Baonghean.vn) - Đảm bảo vệ sinh môi trường là điều hết sức khó khăn cho những người làm kinh tế trang trại chăn nuôi. Vậy nhưng ở xứ đồi Ma Ka (Xuân Sơn, Đô Lương), có một trang trại chăn nuôi lớn đã làm được điều này…

Trang trại ở xứ đồi Ma Ka nằm trong một khoảng đất rộng 15,5ha, bao quanh khu vực chăn nuôi là ngút ngàn xanh của keo, sắn, và các loại cây ăn quả. Trang trại có tên đầy đủ là “Trang trại Đặng gia”, chủ nhân là ông Đặng Anh Tuấn, SN 1957.
Trang trại ở xứ đồi Ma Ka nằm trong một khoảng đất rộng 15,5ha, bao quanh khu vực chăn nuôi là ngút ngàn xanh của keo, sắn, và các loại cây ăn quả. Trang trại có tên đầy đủ là “Trang trại Đặng gia”, chủ nhân là ông Đặng Anh Tuấn (SN 1957).
Trang trại của Đặng gia tập trung mũi nhọn vào sản xuất lợn giống. Hiện ở đây có 150 con lợn nái và 30 con hậu bị được nhập từ Thái Lan có giá trị bình quân
Trang trại tập trung mũi nhọn vào sản xuất lợn giống. Hiện ở đây có 150 con lợn nái và 30 con hậu bị được nhập từ Thái Lan có giá trị bình quân từ 35 - 50 triệu đồng/con.
Ở đây luôn luôn có từ 300 - 700 con lợn giống với nhiều ngày tuổi khác nhau.. Trong ảnh là những chú lợn chờ xuất chuồng. Mỗi con nặng chừng 6 - 7kg, có giá bình quân khoảng 1,8 tiệu đồng/con.
Ở đây luôn luôn có từ 300 - 700 con lợn giống với nhiều ngày tuổi khác nhau. Trong ảnh là những chú lợn chờ xuất chuồng. Mỗi con nặng chừng 6 - 7kg, có giá bình quân khoảng 1,8 triệu đồng/con.
Một lứa lợn vài ngày tuổi ở trang trại Đặng gia.
Một lứa lợn vài ngày tuổi
Đây là lứa lơn con mới tách khỏi lợn mẹ.
...lứa lợn con mới tách mẹ.
Cũng tại trang trại Đặng gia, luôn có khoảng dăm trăm con lợn thịt.
Trong trang trại luôn có khoảng dăm trăm con lợn thịt.
Đây là đàn lợn thịt chỉ khoảng một tháng nữa là đến ngày xuất chuồng, chúng có trọng lượng khoảng 70 kg.
Đây là đàn lợn thịt chỉ khoảng một tháng nữa là đến ngày xuất chuồng, chúng có trọng lượng khoảng 70 kg.
Một điều thú vị là ở trang trại Đặng gia luôn có trên cả nghìn con lơn nhưng hầu như không bắt gặp mùi hôi, dù đứng trong khu chăn nuôi. Theo ông Đăng Anh Tuấn, bí quyết mang tính quyết định là phải xử
Một điều thú vị là ở trang trại luôn có trên cả nghìn con lợn nhưng hầu như không bắt gặp mùi hôi, dù đứng trong khu chăn nuôi.
Theo ông Tuấn,
Theo ông Tuấn, để đảm bảo môi trường, bí quyết mang tính quyết định là phải xử lý tốt thức ăn cho lợn. Ở trang trại của ông, các loại thức ăn được trộn men tiêu hóa và các loại men vi sinh khử mùi, vì vậy, chất thải rắn của lợn đã cơ bản giảm được mùi hôi.
Bên cạnh đó, phải tách kịp thời chất thải rắn của lợn ra khỏi chất thải lỏng. Chất thải rắn được đựng vào bao kín; chất thải lỏng được đưa xuống hệ thống hầm Bioga ngầm để xử lý lắng lọc.
Bên cạnh đó, phải tách kịp thời chất thải rắn của lợn ra khỏi chất thải lỏng. Chất thải rắn được đựng vào bao kín; chất thải lỏng được đưa xuống hệ thống hầm Bioga ngầm để xử lý lắng lọc. Riêng đàn lợn thịt sau khi được tách khỏi lợn mẹ cho đến khi có trọng lượng khoảng 30 - 40kg thì được nuôi trên hệ thống đệm lót sinh học.
Một điều giúp cho môi trường ở trang trại chăn nuôi này được đảm bảo là toàn khu vực rộng 15,5ha được quy hoạch trồng nhiều các loại cây. Vùng gần trại chăn nuôi được ương trồng các loại cây ăn quả như thanh long, bưởi Diễn, quýt đường miền Nam..., còn vòng ngoài là keo, sắn. Các khu vực trồng cây, nước sau xử lý được đem ra tưới cho cây. Trong ảnh: Mỗi cây thanh long đều có một hệ thống nước tưới riêng.
Một điều giúp cho môi trường ở trang trại chăn nuôi này được đảm bảo là toàn khu vực rộng 15,5ha được quy hoạch trồng nhiều các loại cây. Vùng gần trại chăn nuôi được ương trồng các loại cây ăn quả như thanh long, bưởi Diễn, quýt đường miền Nam..., còn vòng ngoài là keo, sắn. Các khu vực trồng cây, nước sau xử lý được đem ra tưới cho cây. Trong ảnh: Mỗi cây thanh long đều có một hệ thống nước tưới riêng.
Theo ông Đặng Anh Tuấn, vùng đồi Ma Ka xưa không thể trồng nổi bất kỳ một loại cây gì. Lên đây lập nghiệp từ năm 1994, đến hàng chục năm sau, khi nghề chăn nuôi thành công, cũng là lúc Ma Ka có màu xanh cây lá. Trong ảnh: Giống cây bưởi Diễn mới được ông Đặng Anh Tuấn đưa về trồng đại trà trên vùng đồi Ma Ka.
Theo ông Đặng Anh Tuấn, vùng đồi Ma Ka xưa không thể trồng nổi bất kỳ một loại cây gì. Lên đây lập nghiệp từ năm 1994, đến hàng chục năm sau, khi nghề chăn nuôi thành công, cũng là lúc Ma Ka có màu xanh cây lá. Trong ảnh: Giống cây bưởi Diễn mới được ông Đặng Anh Tuấn đưa về trồng đại trà trên vùng đồi Ma Ka.
Tràng trại của Đặng gia, doanh thu hàng năm xấp xỉ khoảng 15 tỷ đồng; trừ chi phí, lãi ròng khoảng 1 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn có thu hoạch từ trồng các loại cây keo, sắn; tới đây, ông còn có thu nhập từ 1 ha thanh long lòng đỏ. Nhờ làm kinh tế trang trại giởi, lại đảm bảo môi trường, có nhiều đóng góp cho xã hội, giúp đỡ được người dân trên địa bàn nên ông Đặng Anh Tuấn đang được Hội Nông dân tỉnh lựa chọn để Hội Nông dân Việt Nam xét tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam tiêu biểu. Trong ảnh: Cây thanh long lòng đỏ của trang trại Đặng gia đang cho lứa quả đầu.
Trang trại của Đặng gia có doanh thu hàng năm xấp xỉ khoảng 15 tỷ đồng; trừ chi phí, lãi ròng khoảng 1 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn có thu hoạch từ trồng các loại cây keo, sắn và 1 ha thanh long ruột đỏ. Nhờ làm kinh tế trang trại giỏi, lại đảm bảo môi trường, có nhiều đóng góp cho xã hội, giúp đỡ được người dân trên địa bàn nên ông Đặng Anh Tuấn đang được Hội Nông dân tỉnh lựa chọn để Hội Nông dân Việt Nam xét tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam tiêu biểu.

Nhật Lân - Việt Long

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Mô hình trại lợn 'không mùi' của ông nông dân tiêu biểu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO