Mỗi năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau

(Baonghean.vn) - Bộ GD&ĐT thống kê trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.
Ảnh: Chu Thanh
Chia sẻ của cô Đoàn Thị Thủy Chung tại buổi truyền thông ở trường THCS Nghi Xá, Nghi Lộc. Ảnh: Chu Thanh
Chiều 4/4, gần 400 học sinh, thầy cô giáo Trường THCS Nghi Xá (huyện Nghi Lộc) đã tham gia buổi Truyền thông Phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn do Hội Liên hiệp phụ nữ, Ban DS-KHHGĐ, Ban Tư Pháp phối hợp với Trường THCS Nghi Xá tổ chức.

Bạo lực học đường đang được các gia đình, nhà trường quan tâm, trở thành nỗi trăn trở của toàn xã hội. Tại buổi truyền thông, cô Đoàn Thị Thủy Chung - giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - khách mời tại chương trình cho biết, bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khỏe, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường. Nguyên nhân có thể đến từ gia đình, nhà trường, xã hội.  

Ảnh: Chu Thanh
Em Nguyễn Đình Hùng, một trong số ít học sinh dám nhận từng chịu bạo hành học đường bằng lời nói. Ảnh: Chu Thanh
Theo cô Chung, tại Việt Nam, Bộ GD&ĐT thống kê trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau; hơn 11.000  học sinh thì có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau.

Đáng lo ngại hơn, theo Bộ Công An thống kê, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Con số trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, cô Chung thẳng thắn khi nói về tình hình bạo lực học đường hiện nay.

Ảnh: Chu Thanh
Cô Lê Hòa, giáo viên Trường THCS Nghi Xá, người từng chủ nhiệm nhiều lớp cá biệt của trường. Ảnh: Chu Thanh
Có mặt tại buổi truyền thông, cô Lê Hòa, giáo viên Trường THCS Nghi Xá chia sẻ, để hạn chế bạo lực học đường, điều đầu tiên là phải có sự phối hợp của ba bên là gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cũng là nền tảng quan trọng nhất và mỗi bậc phụ huynh phải là nền tảng giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Tiếp theo, nhà trường và thầy cô phải là tấm gương sáng, giáo dục, định hướng tốt cho các em từ đó hạn chế được bạo lực trong học đường.
Cô Lê Hòa, giáo viên Trường THCS Nghi Xá nói về phương pháp chống bạo lực học đường. Clip: Chu Thanh

Tại buổi truyền thông kéo dài gần 2 tiếng, các em học sinh Trường THCS Nghi Xá không chỉ được chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường mà còn cả những vấn đề về giáo dục giới tính chống xâm hại tình dục và cả kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.