Montenegro 'ngáng' quan hệ Mỹ - Nga

(Baonghean) - Montenegro vừa tiến thêm một bước lớn nữa để có thể trở thành thành viên thứ 29 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký nghị định thư kết nạp quốc gia Balkan này.

Động thái diễn ra trước cuộc gặp với Tổng thư ký NATO, ông Trump được cho là đang có xu hướng 'thuận chiều' hơn với khối này, nhưng đồng thời cũng khiến quan hệ Mỹ - Nga trở nên căng thẳng. 

Quyết định không bất ngờ

Là một quốc gia chỉ có hơn 620.000 dân nhưng Montenegro nằm ở vị trí địa chiến lược tại khu vực Balkan và có thể giúp khối NATO mở rộng biên giới tại vùng bờ biển Adriatic. Đây là những lý do khiến quốc gia từng thuộc Nam Tư (cũ) này là một trong những mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và NATO suốt thời gian qua. Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO được tổ chức vào tháng 12/2009, Montenegro đã nhận được kế hoạch hành động để trở thành thành viên của NATO. Các cuộc đàm phán về vấn đề này sau đó đã bắt đầu được thực hiện từ năm 2010. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump mở đường cho Montenegro gia nhập NATO - một động thái có thể gây căng thẳng với Nga. 	Ảnh: The Hill
Tổng thống Mỹ Donald Trump mở đường cho Montenegro gia nhập NATO - một động thái có thể gây căng thẳng với Nga. Ảnh: The Hill

Còn nhớ hồi tháng 5/2016 khi ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên NATO hoàn tất đàm phán và ký nghị định kết nạp Montenegro, Nga đã lập tức lên tiếng chỉ trích. Đến cuối tháng 3 vừa qua, sau một thời gian khá dài không bận tâm, với 97 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua quyết định kết nạp thêm Montenegro trở thành thành viên thứ 29. Đây là kết quả sau khi Ngoại trưởng Tillerson đưa ra lời kêu gọi Thượng viện Mỹ thực hiện động thái này. 

Tiếp đó, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc kết nạp Montenegro vào khối NATO được đánh giá là không quá bất ngờ. Bởi thời gian gần đây, ông Trump đã có sự thay đổi rõ rệt trong thái độ và các tuyên bố đối với khối liên minh quân sự mà Mỹ là thành viên. Nếu trong thời gian tranh cử Tổng thống, ông Trump liên tục chỉ trích mô hình cũn

Chắc hẳn, ông Trump đã hiểu rõ rằng, Mỹ và NATO vẫn là một phần không thể tách rời của nhau. Quyết định kết nạp Montenegro vào NATO được đánh giá là thiện chí của Tổng thống Mỹ với khối này. Bởi với NATO, dù Montenegro có lực lượng vũ trang rất nhỏ nhưng khối này không từ bỏ bất cứ cơ hội nào mở rộng lãnh thổ liên minh. Bên cạnh đó, Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg từng tuyên bố rằng, cuộc đảo chính năm 2016 ở Montenegro đã cho thấy tầm quan trọng của việc đưa quốc gia này trở thành thành viên NATO. Cần nhắc lại, Nga từng bị cáo buộc có liên quan đến kế hoạch mưu sát Thủ tướng Montenegro được phương Tây hậu thuẫn là Milo Djukanovic hồi tháng 11/2016.

Chưa ấm đã lạnh

Có thể nói, động thái của Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ khiến Nga giận dữ, đồng thời đưa mối quan hệ hai bên trở về con số 0 sau quãng thời gian tưởng chừng đang ấm lên. Một mặt, Nga chắc chắn không thể ngồi yên khi NATO ngày càng tăng cường hiện diện ở phía Đông. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov từng phát biểu, “Nga luôn chú ý đến việc liên tục mở rộng phạm vi hoạt động cũng như cơ sở hạ tầng quân sự về phía Đông của NATO. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới các hành động đáp trả từ phía Đông, cụ thể là về phía Nga nhằm đảm bảo lợi ích an ninh cũng như thúc đẩy sự bình đẳng về lợi ích”. Mặt khác, Nga cũng kịch liệt phản đối việc NATO lôi kéo Montenegro gia nhập bất chấp ý kiến phản đối của người dân nước này. 

Các thủy thủ Montenegro đứng trên tàu khu trục nhỏ Kotor ở bến cảng Bar, Montenegro hôm 15/3. Ảnh: AP
Các thủy thủ Montenegro đứng trên tàu khu trục nhỏ "Kotor" ở bến cảng Bar, Montenegro hôm 15/3. Ảnh: AP

Dư luận vốn đã thấy sự chuyển biến trong quan hệ Nga - Mỹ kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Nhưng quyết định tấn công Syria, giờ đây là việc kết nạp Montenegro đang đặt dấu hỏi cho chính sách của Tổng thống Trump với Nga.

không muốn làm căng với Nga nhưng vẫn phải chịu sức ép của lực lượng tân bảo thủ trong chính quyền Mỹ hiện nay. Nhưng ông Trump dường như cũng đã có những toan tính riêng khi đưa ra quyết định này. Bởi dù có vị trí khá chiến lược, nhưng Montenegro không phải là Ukraine hay Gruzia. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng, việc Montenegro có vào NATO hay không thì cũng không ảnh hưởng gì đến an ninh của Nga. Một khi hai nước có vai trò cực kỳ quan trọng là Ukraine hay Gruzia gia nhập NATO, đó mới thực sự là vấn đề. 

Vì vậy, việc ký nghị định kết nạp Montenegro của Tổng thống Trump được cho là vừa khẳng định lại quan hệ với NATO, để có thể “dễ ăn nói” trong cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Nhà Trắng sắp tới; thế nhưng cũng không khiến Nga quá căng thẳng. Tất nhiên, việc hoàn tất kết nạp Montenegro vào NATO sẽ còn phải chờ hai thành viên còn lại của khối là Hà Lan và Tây Ban Nha thông qua. Từ nay đến thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump có lẽ cũng sẽ phải tìm ra một đối sách mới cho mối quan hệ với cả Nga và NATO.

Phương Hoa

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.