Một biến thể của lãng phí và trục lợi

(Baonghean) - Báo cáo trước Chính phủ và các địa phương tại Hội nghị trực tuyến ngày 24/12 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh công bố số liệu khiến không ít người phải sửng sốt và lo ngại. Đó là năm 2012, cả nước ta có 3 nghìn 780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài và năm 2013, dù có giảm do điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng vẫn có tới hơn 3 nghìn 200 đoàn xuất ngoại.
Như vậy, ước tính mỗi ngày có hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng tiền ngân sách Nhà nước. Chưa rõ được bình quân mỗi đoàn có bao nhiêu người, nhưng chắc chắn tiền thuế của dân đóng góp vào ngân sách phải chi một khoản không nhỏ cho cán bộ, công chức, viên chức - những người hưởng lương đi ra nước ngoài tham quan, học hỏi, nghiên cứu,  giao lưu, trao đổi…
Nếu việc đi ra nước ngoài đem lại hiệu quả thiết thực về nhiều mặt, giúp ích cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước thì không thể nói việc đi lại như thế là quá nhiều, quá tốn kém cho ngân sách. Nhưng ở đây, chưa mấy ai tính được hiệu quả của những chuyến đi xa ngái đó nằm ở tầm mức nào. Mà chỉ thấy có biểu hiện lãng phí rất rõ ràng. Như lời Phó Thủ tướng,  Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thuật lại thì "Số đoàn này chủ yếu đi với tư cách nghiên cứu. Nhiều nước bạn phản hồi, có vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự”. Điều đó cho thấy hiệu quả không ít chuyến đi nghiên cứu, trao đổi là chưa cao. Nếu như không muốn nói là chẳng thu hoạch được gì ngoài việc một số cá nhân được đi du lịch không mất tiền túi. 
Đây không phải là chuyện mới mà là chuyện cũ, rất cũ, xảy ra đã bao nhiêu năm nay rồi. Các ban, bộ, ngành có đoàn của các ban, bộ, ngành. Các tỉnh, thành phố có đoàn của các tỉnh, thành phố. Thậm chí, một số huyện, thị xã thuộc diện “có điều kiện” cũng tổ chức các đoàn đi ra nước ngoài tham quan, nghiên cứu, trao đổi. Con số thống kê trên mới chỉ thuần túy về số lượng các đoàn đi mà chưa thống kê rõ thành phần cũng như “lý lịch trích ngang” của các thành viên trong đoàn. Nếu làm rõ ra thì còn đáng lo ngại hơn nhiều vì chắc chắn sẽ có không ít thành viên thuộc dạng “ăn theo” chứ không thể đủ khả năng, trình độ cũng như chức phận để thực hiện việc “nghiên cứu, trao đổi”. Bởi trong thực tế, việc đi “nghiên cứu, trao đổi” với nước ngoài đôi khi chỉ là cái vỏ để “tạo điều kiện” cho nhau đi du lịch bằng tiền ngân sách.
Ở không ít cơ quan, việc cơ cấu các đoàn đi ra nước ngoài nhiều khi được coi như là “chế độ, tiêu chuẩn”. Đó có thể là một chuyến đi thuộc diện “đền ơn, đáp nghĩa” cho một số cán bộ sắp đến ngày nhận sổ hưu. Đó cũng có thể là một “phần thưởng”, một “món quà” cho những người thân cận, đã có “công lao” trong việc  tạo dựng tiền đồ, sự nghiệp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Thậm chí, đó còn là một dạng “hối lộ” thay cho tiền mặt hoặc hiện vật. Những đoàn công tác nước ngoài kiểu đó, không chỉ gây lãng phí tiền bạc của đất nước, của nhân dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia. Và đích thân Thủ tướng Chính phủ đã phải lên tiếng nhắc nhở, yêu cầu phải chấn chỉnh ngay tình trạng này để tránh lãng phí ngân sách và xấu hổ cho quốc gia.
Đó mới chỉ là thống kê những đoàn “có tên tuổi” đi ra nước ngoài. Còn việc đi “tham quan, học hỏi, nghiên cứu, giao lưu trao đổi kinh nghiệm” giữa các địa phương trong nước còn ở tần suất cao hơn nhiều. Đơn cử như tỉnh An Giang, có ngày tỉnh phải tiếp tới 70 đoàn công tác. Có đoàn vào tới 3 tuần hoặc hơn 1 tháng. Chi phí ăn ở đi lại hết sức tốn kém và lãng phí. Cả nước có tới 64 tỉnh, thành phố, nếu cứ thế mãi thì không có ngân sách nào chịu nổi.
Vì thế, rất cần có các biện pháp để giám sát, hạn chế và ngăn chặn kịp thời tình trạng “núp bóng” các đoàn công tác để  đi ra nước ngoài bằng tiền ngân sách một cách vô tội vạ. Bởi đó chính là một dạng biến thể của lãng phí và trục lợi cá nhân.
Duy Hương

tin mới

Ảnh đại diện Biến đặc sản thành hàng hóa

Biến đặc sản thành hàng hóa

(Baonghean.vn) - Nghệ An nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản ở khắp các vùng, miền. Tuy nhiên, việc biến đặc sản trở thành hàng hóa, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân bản địa thì vẫn đang dừng lại ở dạng tiềm năng...
mục đích cuối cùng

Mục đích cuối cùng

(Baonghean) - Suy cho cùng, người ta bán hàng đểu hay đánh thuế kiểu tận thu cũng đều nhắm tới một cái đích duy nhất là túi tiền của người dân.
Phòng thủ

Phòng ngự

(Baonghean.vn) - Phá đi “sự phòng ngự” chính là “vượt qua chính mình”, tự khẳng định mình và thể hiện vai trò, trách nhiệm, lương tâm, tình cảm của mình với Đảng, với Nhân dân.
báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu

Liều lượng!

(Baonghean) - Phải có những hình thức phê bình, kiểm điểm, đánh giá và nhận xét xác đáng đối với những tờ báo, những địa chỉ báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu.
Người tiêu dùng ở huyện Tương Dương hiện đang chỉ được một chọn lựa duy nhất là dùng xăng A95. Ảnh: Hồ Phương

Xăng E5 không lên núi?

(Baonghean.vn) - Ngược huyện núi 30a Tương Dương dịp này, lạ kỳ khi thấy ở các cửa hàng xăng dầu vắng bóng xăng sinh học E5. Chỉ duy nhất xăng A95 được bán với giá ngất ngưởng 20.690 đồng/lít.
Kiềm chế 'nhân tai'

Kiềm chế 'nhân tai'

(Baonghean) - Đợt mưa lũ đang diễn ra đã gần ở mức thảm họa; bởi diện ảnh hưởng rộng lớn từ miền Trung ra tới miền Bắc, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đau đớn nhất là có gần 100 người chết và mất tích.
Đôi điều về ý thức 'chung tay'

Đôi điều về ý thức 'chung tay'

(Baonghean.vn) - Ở quê, sau bão người dân tự giác dọn dẹp, mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng. Ở phố, có nơi người dân chung tay thì công nhân môi trường bớt mệt, có nơi họ coi đó là việc của người khác.
Đi thảo cầm viên

Đi thảo cầm viên

(Baonghean) - Ngày lễ 2/9 vừa qua, gia đình mình không đi đâu xa mà chỉ loanh quanh trong thành phố. Cứ nghĩ mọi người đi chơi hết nên thành phố sẽ vắng, mọi người quyết định đưa bé Bim đi thảo cầm viên chơi. 
'Góp gió' để thành 'bão'

'Góp gió' để thành 'bão'

(Baonghean) - Nhiều người nói là công cuộc phòng chống tham nhũng của ta chưa khi nào làm mạnh và đạt được kết quả to lớn như thời gian vừa qua, ông thấy thế nào?
Để 'tàu 67' không rỉ

Để 'tàu 67' không rỉ

(Baonghean) - Phải nói ngay rằng: Nghị định 67 của Chính phủ về việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để đánh bắt xa bờ là một chủ trương đúng khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Vấn đề là trong khi chúng ta không hề thiếu những chuyên gia hàng hải được đào tạo bài bản, nhưng suốt từ ngày có Nghị định 67, chưa hề thấy một chuyên gia nào cảnh báo về việc chuyển từ tàu thuyền đánh cá truyền thống sang tàu vỏ sắt thì sẽ như thế nào?
'Vô tính'

'Vô tính'

(Baonghean) - Trong đội ngũ có không ít người sống kiểu 'mũ ni che tai” phó mặc tất cả. Ai muốn làm gì thì làm, đúng hay sai mặc kệ miễn là không ảnh hưởng đến cá nhân mình. 
'Trích ngang' có quan trọng?

'Trích ngang' có quan trọng?

(Baonghean) - Có một thời quá nặng về “chủ nghĩa lý lịch”, dẫn đến một số địa phương, một số cơ sở… thực hiện “chủ nghĩa lý lịch” một cách máy móc, làm cho không ít người gặp khó khăn, vướng mắc.
Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

(Baonghean) - Là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số đông, phần lớn sống ở nông thôn và còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đạt được những tiến bộ cả về sản lượng, năng suất, chất lượng. Tuy vậy, nhìn chung, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, xuất khẩu ra thị trường ngoài nước còn yếu.
Thi nhau… nhận khuyết điểm!

Thi nhau… nhận khuyết điểm!

(Baonghean) - Tránh tình trạng thi đua nhận khuyến điểm, nhưng sau đó là im lặng, các khuyết điểm không những không hạn chế, khắc phục, mà lại có nguy cơ tăng thêm.
Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

(Baonghean) - Để Nam Đàn phát triển, cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch; cùng đó là cần có cơ chế, thể chế để thay đổi “đẳng cấp” cho Nam Đàn, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.
Hãy vì đại cục

Hãy vì đại cục

(Baonghean) - Đề xuất của Bộ Nội vụ về việc sáp nhập một số sở, ngành trong dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Tội phạm 'chống lưng'

Tội phạm 'chống lưng'

(Baonghean) - Cách đây hơn một tuần, trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực nội chính đã yêu cầu xử lý nghiêm những hành vi bảo kê, “chống lưng” cho tội phạm. Nhưng qua những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, cũng cần xử lý kiên quyết những hành vi “chống lưng” cho sai phạm.
Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

(Baonghean) - Giải trình vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh BHYT trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong ngày 1/3/2017, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh đã nêu lên một thực trạng buồn về sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), nhất là các cơ sở tư nhân như khuyến mãi, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... khiến nhu cầu KCB tăng ảo. 
Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

(Baonghean) - Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất lượng của phát triển. Nguyên lý này càng có ý nghĩa đối với tỉnh Nghệ An, hay nói cách khác, phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển của Nghệ An.