Một "gia đình dân ca"…

(Baonghean) - Tự bao giờ trên  miền quê xứ Nghệ đã ngân lên những câu Dân ca ví, giặm mang nặng ân tình quê hương, đất nước, khắc ghi đời sống sinh hoạt hàng ngày, kết nối biết bao tâm hồn?… Dân ca ví, giặm được sản sinh, nuôi dưỡng còn từ trong mỗi gia đình ở các thôn mạc, bền bỉ hàng trăm năm. Trong những gia đình giàu truyền thống văn nghệ ấy, tình yêu dân ca được trao truyền từ đời ông, bà, đến đời con, cháu… 

Tôi có dịp may được thưởng thức một “buổi sinh hoạt văn nghệ” của gia đình anh chị Đàm – Thắm ở xóm 5, xã Diễn Mỹ (Diễn Châu). Bên bát nước chè xanh, bố chơi trống và bộ gõ để mẹ cùng các con hát… Cả nhà say sưa hát cho nhau nghe như để xua tan bao mệt nhọc của một ngày lao động vất vả. “À… ơi… Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/Lo tròn chữ  hiếu mới là đạo con/ Phụ tử tình thâm/ Công thầy rồi nghĩa mẹ…”. Tôi đã nghe điệu dân ca ấy không biết bao nhiêu lần, nhưng nay nghe cả gia đình văn nghệ ấy cùng hoà giọng sao mà tha thiết nỗi niềm rưng rưng. Có lẽ vì ở đó, trong đó, đã hiện hữu một dòng tình cảm gia đình đầm ấm, cho những điều răn dạy từ trong mỗi lời ca, điệu hát trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và tôi cảm nhận được trong từng lời hát cất lên đằm sâu một tình yêu với câu ca, điệu ví quê hương… 
Gia đình anh Vũ Hồng Đàm ở xóm 5, Diễn Mỹ (Diễn Châu) trong một buổi luyện hát dân ca.
Gia đình anh Vũ Hồng Đàm ở xóm 5, Diễn Mỹ (Diễn Châu) trong một buổi luyện hát dân ca.
Lớn lên ở miền quê Diễn Mỹ, nơi có con kênh nhà Lê uốn lượn giữa làng, êm đềm chảy suốt bốn mùa, là “sân khấu làng” của những người nông dân chân lấm, tay bùn yêu dân ca xứ sở…. Cụ Chu Thị An (mẹ anh Đàm) là “ca nương phường ví” nức danh thời đó. Nay dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, cụ vẫn thường chỉ dạy cho con cháu cách hát dân ca, cách hát ví… Cụ kể: “Tôi bắt đầu học hát từ lúc tuổi trăng rằm. Những đêm sáng trăng hò hẹn hay những ngày hè oi nóng, nam thanh, nữ tú trong làng lại rủ nhau ra bờ kênh mà hát ví, hát ghẹo. Trong lúc cấy lúa, tát nước trên đồng nam nữ cũng ghẹo nhau vài ba câu hát. Và rồi khúc hát dân ca ví, giặm cứ thế “ngấm” vào mình lúc nào và trở nên thân thuộc như nhu cầu cơm ăn, nước uống mỗi ngày…”.
Tuổi thơ thấm đẫm trong lời ru là những khúc hát dân ca ngọt ngào của mẹ, lớn lên anh Vũ Hồng Đàm được thừa hưởng “gen” từ gia đình, nên có giọng ca mượt mà, đậm chất dân ca. Và hơn hết là tình yêu câu hò, điệu ví trong anh được đắp bồi từ những đêm trăng theo bố, mẹ đi hát phường, hát hội… rồi trở thành hạt nhân văn nghệ của xã, tích cực tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ địa phương và là cán bộ Đoàn, cán bộ Văn hoá xã… Niềm say mê dân ca khiến anh luôn cần mẫn học hỏi từ mẹ và các bậc cao niên trong làng cách hát và sưu tầm các thể hát, trò diễn xướng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Từ vốn liếng tích luỹ được, anh tham gia dàn dựng các chương trình, tiết mục diễn xướng dân ca và học cách chơi đàn bầu để hỗ trợ các chương trình biểu diễn dân ca của xã. Trong thời gian ấy, anh đã đóng góp cho phong trào văn hoá, văn nghệ của xã Diễn Mỹ với nhiều giải thưởng trong các kỳ “Liên hoan tiếng hát dân ca ví, giặm” các cấp.
Câu ca, điệu ví cũng đã “xe duyên” anh cán bộ văn hoá xã với cô gái hát dân ca ngọt ngào xóm bên. Ngay từ bé, chị Trần Thị Thắm đã được mẹ là một nghệ nhân hát dân ca, hát ghẹo hay có tiếng ở xã Diễn Mỹ chỉ dạy. Nhờ vậy, hồi còn là nữ sinh trường làng, chị Thắm đã “có tiếng” hát hay, múa đẹp. Và rồi những chương trình văn nghệ của xã trở thành những buổi hò hẹn của đôi lứa gái trai. Tâm hồn đồng điệu ở những khúc hát dân ca, họ sánh đôi trong các khúc hát giao duyên “Đến đây đàn hát vui chơi/ Ánh trăng toả xuống như chờ đợi ai/ Sông kia bên lở, bên bồi/Mong con đò cập bến, để mà tìm người mà trao duyên…”; anh hò, chị đáp, như là lời ước hẹn gửi trao và họ nên duyên vợ chồng.
Sau này anh không còn là cán bộ văn hoá xã, trở về với ruộng đồng và bận rộn với những luống cày, ruộng cấy; anh chị còn làm thêm công việc kinh doanh cửa hàng trang điểm cô dâu, chụp ảnh cưới. Bận rộn vậy, nhưng anh chị Đàm – Thắm vẫn là những thành viên tích cực, tiên phong trong các phong trào văn nghệ địa phương. Câu lạc bộ Dân ca xã Diễn Mỹ được thành lập, anh chị là những thành viên đầu tiên đăng ký tham gia. Đặc biệt hơn, mẹ chị Thắm - bà Hoàng Thị Lài và chị dâu của chị cũng là thành viên câu lạc bộ … Ngày vất vả với công việc đồng áng, nhưng đêm đến cả “đại gia đình” họ lại cùng nhau lên nhà văn hoá xã tập luyện cùng câu lạc bộ và tham gia các buổi biểu diễn trong làng, ngoài xã. 
Nhắc đến những lần đi biểu diễn, bao kỷ niệm chợt ùa về, chị Thắm hào hứng kể, mỗi năm cũng phải chừng 4 - 5 đợt cả gia đình cùng câu lạc bộ biểu diễn phục vụ các ngày lễ, Tết, hội làng, rồi những hội diễn, liên hoan dân ca... phải nhờ người trông coi việc nhà để tham gia. Có lần, chị còn tạm ngơi công việc kinh doanh, để theo đoàn đi tập luyện và biểu diễn gần tháng trời. Dịp ấy, chị không chỉ trực tiếp tham gia hát trong một vở diễn xướng, mà còn tự nguyện đảm nhận nhiệm vụ “làm đẹp” cho các thành viên trong đoàn. Mỗi lần đội dân ca xã đi diễn là chị lại tay xách nách mang lỉnh kỉnh trang phục diễn, đồ trang điểm để phục vụ các thành viên trong đội. Thành công của CLB Dân ca xã Diễn Mỹ với các tiết mục hát tập thể “Trên bến sông quê” được giải nhất Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2013; “Trẩy hội Làng Sen” đạt giải A Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2014 đều có những đóng góp tích cực của chị. Vì “say dân ca” nên chị Thắm luôn dành thời gian và tâm sức cho từng tiết mục biểu diễn, bởi với chị đơn giản “được tham gia phong trào là niềm vui lớn”. 
Trong ngôi nhà nhỏ của gia đình anh chị Đàm – Thắm luôn rộn rã tiếng hát… Khúc dân ca ngọt ngào thấm đẫm trong tâm hồn các cô, cậu bé và lớn dần lên thành tình yêu ca hát. Bố mẹ hát, các con cùng hát theo; gia đình họ trở thành “phường hát”… hát để thêm yêu đời và thấy thi vị cuộc sống qua từng lời dân ca đậm đà tình người, triết lý nhân sinh. Cô con gái cả Vũ Thị Vân Anh cũng là một “cây hát dân ca” của trường, thời còn là sinh viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; với nhiều giải thưởng trong các Hội thi Tiếng hát sinh viên.
Nối tiếp truyền thống gia đình như một lẽ tự nhiên, cô con gái thứ hai của anh chị Đàm - Thắm là Vũ Thị Yến Nhi, năm nay mới lên 10 tuổi nhưng em đặc biệt say mê những làn điệu dân ca. Ban đầu làm quen với dân ca, Yến Nhi tự học những làn điệu dễ nhớ, dễ thuộc khi nghe bố mẹ hát. Được bố, mẹ khuyến khích và chỉ dạy, càng hát cô bé càng mê mẩn. Dù còn ít tuổi nhưng Nhi đã “theo chân” bố, mẹ tham gia các buổi sinh hoạt câu lạc bộ dân ca xã. Em tự mình học hỏi thêm làn điệu từ các bậc cao niên trong câu lạc bộ; đặc biệt là bác Lâm (nghệ nhân dân gian Cao Thị Bích Lâm). Nhà em ngay sát ngõ nhà bác Lâm nên mỗi ngày đi học về, Yến Nhi lại chạy qua nhà nhờ bác luyện những đoạn lên cao, những cách luyến láy, chuyển điệu sao cho mềm, mượt… Mỗi ngày em học một ít, cứ thế tích luỹ dần, sau 3 năm học hát dân ca, đến nay Yến Nhi đã sưu tầm được hàng chục bài dân ca, điệu ví, giặm. 
Quả thực Yến Nhi dường như sinh ra như để hát dân ca, khi chúng tôi bày tỏ mong muốn được thưởng thức một làn điệu, em liền cất cao giọng hát “Người ơi…, dòng sông làm vừa trong, vừa mát, lửa mái chèo đưa câu hát ngân nga. Ai về (mà) xứ Nghệ quê ta, nghe câu ví, giặm, thiết tha, mặn nồng”. Giọng ca ngân vang, trong trẻo vừa tha thiết vừa vui tươi, truyền cảm của cô bé lên 10 ấy đã làm lay động trái tim người nghe. Bởi vậy, không chỉ là hạt nhân văn nghệ của Trường Tiểu học Diễn Mỹ, cô bé còn gặt hái được các giải thưởng: giải Nhất Hội thi hát dân ca trong trường học năm 2013 -2014 và giải Nhất tại Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2013. Ước mơ xa hơn của Yến Nhi là trở thành ca sỹ hát dân ca để mang điệu ví, giặm quê mình đến với bạn bè khắp mọi miền đất nước.  
Chia sẻ về gia đình yêu dân ca ấy, nghệ nhân dân gian Cao Thị Bích Lâm (Chủ nhiệm CLB Dân ca xã Diễn Mỹ) không ngớt lời khen ngợi “Tình yêu dân ca ví, giặm như dòng chảy không bao giờ vơi cạn trong gia đình nhỏ ấy. Nhờ vậy mà ở Diễn Mỹ, những hạt nhân dân ca trẻ đầy triển vọng như Vân Anh, Yến Nhi đang được ươm mầm, để tiếp nối truyền thống hát dân ca của quê hương”. Những ngày cận Tết, khi người nông dân quê nơi đây đang bận rộn với vụ cấy, thành viên Câu lạc bộ Dân ca xã Diễn Mỹ đêm đêm lại hội ngộ sân làng để luyện tập, chuẩn bị cho chương trình mừng Đảng mừng Xuân. Trong những buổi sinh hoạt ấy, không thể thiếu các thành viên trong gia đình anh chị Đàm – Thắm mà tình yêu dân ca ví, giặm đang được trao truyền, kế tục bằng cả sự trân trọng và bằng niềm đam mê lớn lao… 
Bài, ảnh: Đinh Nguyệt

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.