Một ngày của người mẹ không màng đến 8/3

08/03/2017 10:25

(Baonghean.vn) - Dù chục năm nay chưa có lấy một ngày mồng 8/3 đúng nghĩa nhưng với bà Nguyễn Thị Song, một người phụ nữ chở hàng bằng xích lô ở chân cầu Cửa Tiền thì 3 đứa con ngoan ngoãn, học hành giỏi giang chính là những món quà vô giá mỗi ngày đối với bà.

Nhà ở khối 11, phường Bến Thủy, thành phố Vinh, hơn 16 năm nay, bà Nguyễn Thị Song (1964) vẫn cần mẫn đạp xe xích lô nuôi gia đình. Kể từ khi chồng mất vì ung thư cách đây 3 năm, mọi gánh nặng nuôi các con đang tuổi ăn tuổi học đều đè nặng lên đôi vai của bà. Sáng sớm, từ 5 sáng bà đã thức dậy lo liệu mọi việc trong gia đình rồi đạp chiếc xe 3 bánh đi bốc vác, chở hàng. Cứ từ 7 giờ đến 17,18 giờ, chân cầu Cửa Tiền là nơi tập trung của bà Song và 4,5 người phụ nữ khác làm nghề như bà.
Nhà ở khối 11, phường Bến Thủy, thành phố Vinh, hơn 16 năm nay, bà Nguyễn Thị Song (1964) vẫn cần mẫn đạp xe xích lô nuôi gia đình. Kể từ khi chồng mất vì ung thư cách đây 3 năm, mọi gánh nặng nuôi các con đang tuổi ăn tuổi học đều đè nặng lên đôi vai bà. Sáng sớm, từ 5 sáng bà đã thức dậy lo liệu mọi việc trong gia đình rồi đạp chiếc xe 3 bánh đi bốc vác, chở hàng. Cứ từ 7 giờ đến 17,18 giờ, chân cầu Cửa Tiền là nơi tập trung của bà Song và 4,5 người phụ nữ khác làm nghề đạp xích lô, bốc vác.
Bất kỳ ai thuê bốc vác hay chở gì, bà Song cũng làm. Từ cát, gỗ, sỏi, đá, xi măng, bàn ghế… tùy vào khối lượng, quãng đường mà giá một chuyến giao động từ 100.000 – 120.000 đồng. Những ngày “được” khách, bà có khi vận chuyển, chở lên cả tấn hàng hóa là chuyện bình thường.
Bất kỳ ai thuê bốc vác hay chở gì, bà Song cũng làm. Từ cát, gỗ, sỏi, đá, xi măng, bàn ghế… tùy vào khối lượng, quãng đường mà giá một chuyến dao động từ 100.000 - 120.000 đồng. Những ngày “được” khách, bà có khi vận chuyển, chở vài chuyến xi măng, sỏi hay gỗ lên cả tấn hàng hóa là chuyện bình thường.
a
Thông thường, vận chuyển đồ đạc những người phụ nữ như bà hay dùng găng tay nhưng có lúc vội quá đành dùng tay không. Làm việc nặng nhọc nên gần như găng tay nhanh hỏng là chuyện thường ngày. Bà Song đùa vui, có lẽ trong gần 20 năm hành nghề, số găng tay bà thay phải lên đến hàng trăm chiếc.
Bà Song tâm sự, chị em phụ nữ làm cái nghề nặng nhọc này làm gì mong đến ngày nghỉ bởi nếu nghỉ thì lấy đâu ra tiền nuôi gia đình, con cái. Công việc nặng nhọc, kiếm tiền ngày càng khó do khách hàng dần chuyển sang thuê các xe vận tải nhỏ chở hàng nên hầu hết những người như bà Song lại càng không nghĩ đến quà tặng ngày mồng 8/3. “Đến cơm còn phải lo từng bữa thì ngày mồng 8 hay mồng 9 đối với tôi đều như nhau” bà Song cho biết.
Bà Song tâm sự, chị em phụ nữ làm cái nghề nặng nhọc này làm gì mong đến ngày nghỉ bởi nếu nghỉ thì lấy đâu ra tiền nuôi gia đình, con cái. Công việc nặng nhọc, kiếm tiền ngày càng khó do khách hàng dần chuyển sang thuê các xe vận tải nhỏ chở hàng nên hầu hết những người như bà Song lại càng không nghĩ đến quà tặng ngày mồng 8/3. “Đến cơm còn phải chạy từng bữa thì ngày mồng 8 hay mồng 9 đối với tôi đều như nhau” bà Song cho biết.
Hồi còn trẻ, nhà xa nên mỗi bữa ăn bà mang theo cặp lồng cơm với vài ba quả cà ăn cho tiết kiệm. Nhưng nay già rồi, cũng cần giữ sức khỏe mà nuôi con nên bà mua thêm 5.000 – 10.000 nghìn tiền thức ăn hoặc đôi khi mệt quá tự mua cho mình bát cháo, bát bún.
Hồi còn trẻ, nhà xa nên mỗi bữa ăn bà mang theo cặp lồng cơm với vài ba quả cà ăn cho tiết kiệm. Nhưng nay già rồi, cũng cần giữ sức khỏe mà nuôi con nên bà mua thêm 5.000 - 10.000 nghìn tiền thức ăn hoặc đôi khi mệt quá tự mua cho mình bát bún.
Niềm an ủi duy nhất với bà là nuôi được 3 đứa con gái, một đứa đã ra trường có công việc ổn đinh, 1 đứa đang là sinh viên đại học năm 2 và đứa út học lớp 12 chuẩn bị vào đại học. Với bà Song, nhìn các con ngoan ngoãn, khỏe mạnh khôn lớn mỗi ngày chính là món quà vô giá nhất.
Niềm an ủi duy nhất với bà là nuôi được 3 đứa con gái, một người đã ra trường có công việc ổn định, một người đang là sinh viên đại học năm 2 và đứa út học lớp 12 chuẩn bị vào đại học. Với bà Song, nhìn các con ngoan ngoãn, khỏe mạnh khôn lớn mỗi ngày chính là món quà vô giá nhất. Thế nên, dù đổ mồ hôi sôi nước mắt hay ngã bệnh chỉ cần không quá nặng bà vẫn sẵn sàng làm mọi công việc để nuôi các con ăn học nên người. Bà tâm sự, chỉ cần các con hiểu được tấm lòng của người làm cha làm mẹ chăm chỉ, ngoan ngoãn học hành thì đó là món quà còn quý hơn mọi đóa hoa hay quà tặng ngày 8/3.

Chu Thanh

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Một ngày của người mẹ không màng đến 8/3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO