Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

(Baonghean.vn) - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021 đã kết thúc. Sau hơn 2 năm sắp xếp, bên cạnh nhiều tác động tích cực vẫn còn một số vấn đề cần rút kinh nghiệm, qua đó để việc sắp xếp ở giai đoạn 2022 - 2030 tiếp theo diễn ra thuận lợi hơn.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân tại xã sáp nhập. Ảnh: Mai Hoa
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát cơ sở vật chất dư thừa tại xã Nam Thượng, sau khi huyện Nam Đàn tiến hành sáp nhập các xã: Nam Lộc, Nam Tân, Nam Thượng thành xã mới Thượng Tân Lộc. Ảnh: Mai Hoa

Nhiều tác động tích cực

Triển khai chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Nghệ An đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, bài bản. Trong chỉ đạo chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục. Từ đó tạo được sự đồng tình, đồng thuận cao trong cán bộ và Nhân dân.

Giai đoạn 2019 - 2021, Nghệ An có 39 đơn vị hành chính cấp xã tiến hành sắp xếp còn lại 19 xã, giảm 20 xã. Sau sắp xếp, Nghệ An từ 480 xã còn 460 xã.

Cùng giảm bộ máy hành chính, các địa phương cũng đồng thời sắp xếp, giảm trường học, trạm y tế xã.

Sau hơn 2 năm, bộ máy ở các xã đã được sắp xếp ổn định và vận hành khá hiệu quả và hiệu lực tốt hơn. Thông qua sắp xếp đã tạo ra đợt rà soát, đánh giá, sàng lọc, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức tinh và gọn hơn.

Đặc biệt, trong quá trình sắp xếp, cán bộ, công chức có ý thức trách nhiệm, chủ động học hỏi để hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao hơn.

Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể quy tụ, tập trung được sức mạnh, chỉ đạo, điều hành rõ nét hơn, nhất là vai trò người đứng đầu.

một cửa xã Mường Nooc, Quế Phong
Công chức xã Mường Nọc, huyện Quế Phong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phân "một cửa". Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Trương Minh Cương - Bí thư Huyện ủy Quế Phong khẳng định: “Sau sắp xếp 2 xã Quế Sơn và Mường Nọc cũ thành xã Mường Nọc mới, bộ máy và chất lượng cán bộ, công chức ở đây hoàn chỉnh nhất huyện”. Theo đó, phong trào ở các địa phương diện sắp xếp không những đảm bảo sự ổn định mà có sự phát triển tốt, nhất là chỉ đạo Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa qua rất thành công. 

Bên cạnh đó, địa giới hành chính ở một số cơ sở cũng được sắp xếp hợp lý hơn. Như tại thị trấn Nam Đàn, theo chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, khi chưa sáp nhập, thị trấn có quy mô diện tích nhỏ và sau 5 nhiệm kỳ không mở rộng được địa giới hành chính thì qua sắp xếp đã sáp nhập toàn bộ xã Vân Diên và một phần xã Nam Thượng vào để nâng quy mô diện tích, dân số lớn hơn; cùng các tiêu chí khác, tạo cơ sở để thị trấn xây dựng đô thị loại IV trong thời gian tới”.

Khi sáp nhập xã Vân Diên (cũ) vào thị trấn huyện Nam Đàn, nhiều xóm đã trở thành khối và được đầu tư cơ sở vật chất khang trang. Ảnh: Mai Hoa
Khi sáp nhập xã Vân Diên (cũ) vào thị trấn huyện Nam Đàn, nhiều khối dân cư được đầu tư cơ sở vật chất khang trang. Ảnh: Mai Hoa

Một yếu tố tích cực nữa cũng được các cơ sở nhấn mạnh, các địa phương sau khi sáp nhập được bổ sung thêm nguồn lực về tài nguyên đất, rừng cũng như con người để phát triển kinh tế - xã hội một cách thuận lợi hơn.

Như thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, theo chia sẻ của lãnh đạo địa phương, thị trấn có diện tích lúa nước và rừng khá lớn, cùng với văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra những định hướng phát triển mới.

Cán bộ phòng Nội vụ huyện Hưng Nguyên kiểm tra đạo đức công vụ tại xã Long Xá. Ảnh: Mai Hoa
Cán bộ Phòng Nội vụ huyện Hưng Nguyên kiểm tra đạo đức công vụ tại xã Long Xá. Ảnh: Mai Hoa

Tương tự, xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn) sau khi được sáp nhập từ 3 xã Nam Thượng, Nam Tân, Nam Lộc đã bổ sung về tiềm lực đất đai, tạo điều kiện để quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn gắn với áp dụng khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời có quy hoạch, thu hút đầu tư vào địa bàn.

Tthị trấn Nam Đàn được mở rộng không gian đô thị, mở rộng địa bàn phát triển thương mại, dịch vụ gắn với phát triển các làng nghề, thu hút đầu tư...

Cùng với những tích cực nêu trên, theo khẳng định của các địa phương, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thời gian qua cũng đã giảm nguồn chi từ hoạt động hành chính, chi trả lương, phụ cấp và giảm nguồn đầu tư cho xây dựng, tu sửa, nâng cấp trụ sở làm việc các xã, trường học, trạm y tế hàng năm.

Riêng chi lương và phụ cấp lương, theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 đã giảm chi hơn 15,5 tỷ đồng và giảm chi hoạt động là 9,6 tỷ đồng.

Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

Theo Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, giai đoạn 2022 - 2030 sẽ tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp với Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính.

Thực tiễn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thời gian qua đều được các địa phương khẳng định đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, để việc sắp xếp ở giai đoạn tiếp theo diễn ra thuận lợi, một số ý kiến cho rằng cần rút kinh nghiệm và tập trung giải quyết một số vấn đề đang đặt ra.

Vấn đề tồn tại và bài toán khó giải nhất hiện nay chính là giải quyết cán bộ, công chức dôi dư. Trong 19 đơn vị sáp nhập có 4 xã, thị trấn giữ nguyên số lượng người làm việc (xã Tam Thái, xã Xá Lượng - huyện Tương Dương); xã Tiền Phong, thị trấn Kim Sơn - huyện Quế Phong); còn 15 xã dôi dư 316 người.

Thời gian qua, ở từng địa phương, từng cơ sở đã nỗ lực để sắp xếp, bố trí bằng nhiều hình thức như nghỉ hưu khi đến tuổi, vận động nghỉ theo chế độ 108; luân chuyển, điều động, biệt phái đi xã khác và luân chuyển lên huyện với tổng 120 người; hiện còn dôi dư 196 cán bộ, công chức.

Theo các địa phương Quế Phong, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nam Đàn phản ánh, hiện các đơn vị đều đã chủ động xây dựng phương án sắp xếp cán bộ dôi dư. Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa - Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, liên quan đến con người, việc chọn ai đi, ai ở cần phải cân nhắc kỹ và rất thật trọng. Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục cán bộ cũng rất vất vả cho cơ sở.

Còn theo chia sẻ của đồng chí Nguyễn Thị Thơm - Bí thư Huyện ủy Hưng Nguyên, hiện tại ở 5 xã sáp nhập của huyện còn dôi dư 56 cán bộ, công chức. Mặc dù huyện đã tính “hết bài” để giải quyết số dôi dư, song thời hạn đưa ra vào cuối tháng 12/2024, các xã sáp nhập phải đưa số lượng cán bộ, công chức về đúng chuẩn theo quy định của Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ đang là bài toán khó. Bởi đồng thời với việc sáp nhập đơn vị hành chính, ở cơ sở còn phải thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP (mỗi xã giảm 2 cán bộ, công chức), cho nên các xã không thực hiện sáp nhập cũng chịu áp lực để giảm người làm việc và ở cấp huyện cơ bản bố trí đủ theo quy định.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân tại xã sáp nhập. Ảnh: Mai Hoa
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc sáp nhập xã tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong. Ảnh: Mai Hoa

Để giải quyết vấn đề dôi dư hiện nay, đồng thời tạo thuận lợi cho chủ trương sắp xếp ở giai đoạn tiếp theo, nhiều ý kiến cơ sở cho rằng, Trung ương và tỉnh cần nghiên cứu để ban hành chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho người thuộc diện dôi dư chuyển sang công việc khác.

Mặt khác, Trung ương cần nghiên cứu để sửa đổi, giảm tuổi nghỉ hưu cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, bởi thực tiễn làm việc ở cơ sở trực tiếp với dân có nhiều áp lực, vất vả và nguyện vọng nhiều cán bộ cơ sở cũng muốn được nghỉ hưu sớm.

Bên cạnh chính sách cho cán bộ, một số ý kiến cũng đề xuất Trung ương, tỉnh có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã sáp nhập, đảm bảo có sự khác biệt về đầu tư, tạo động lực cho các đơn vị sáp nhập ở giai đoạn sau.

Trên cơ sở sáp nhập xã, nhiều địa phương được tăng cường tiềm lực về đất đai,
Sau sáp nhập xã Hưng Thành (Hưng Nguyên) được tăng cường tiềm lực về đất đai để phát triển kinh tế quy mô lớn. Ảnh: Mai Hoa

Bên cạnh đó, ý kiến nhiều cơ sở cũng cho rằng, Trung ương cần nghiên cứu  sửa đổi tiêu chuẩn về quy mô diện tích và dân số phù hợp thực tiễn.

Cụ thể, đối với xã miền núi, vùng cao cần sửa đổi tiêu chuẩn dân số, từ 5.000 người giảm xuống từ 3.000 trở lên (trường hợp có diện tích tự nhiên tăng từ 150% trở lên thì quy mô dân số từ 2.500 người trở lên).

Hay đối với cấp xã, tiêu chuẩn diện tích tự nhiên cần giảm quy mô từ 30 km2 xuống từ 15 km2 trở lên; tiêu chuẩn của thị trấn quy mô từ 14 km2 xuống từ 10 km2 trở lên.

Cùng với đó, cần quy định chiều dài tối đa của đơn vị hành chính, đảm bảo thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền cũng như việc đi lại của Nhân dân trong thực hiện các dịch vụ. Bởi như xã Thượng Tân Lộc sau sáp nhập do dân cư bố trí dọc dãy núi Thiên Nhẫn nên chiều dài xã khoảng 20 km./.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...