Một xã ở Nghệ An có nguy cơ xóa sổ đàn lợn vì dịch tả châu Phi

(Baonghean.vn) - Với 1.405 con lợn đã phải tiêu hủy do nhiễm dịch chỉ trong vòng 3 tháng qua, xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) được xem là điểm "nóng" nhất về dịch tả lợn châu Phi hiện nay trên địa bàn Nghệ An.

Nguy cơ xóa sổ đàn lợn

Về xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) vào một ngày cuối tháng 9, dễ dàng nhận biết địa phương này đang bị dịch tả lợn châu Phi hoành hành, bởi đầu các ngã đường đều được rắc vôi bột trắng xóa. Dịch xảy ra trên địa bàn xã diễn Nguyên từ ngày 24/5, nhưng bùng phát mạnh nhất trong khoảng 2 tháng nay, có những ngày tiêu hủy hàng tấn lợn. 

Gia đình bà Đào Thị Hương ở xóm 7 vừa phải tiêu hủy 1 con lợn nái và 6 lợn con trong cuối tháng 9. Bà Hương buồn rầu: Gia đình làm nông nghiệp, tận dụng thức ăn dư thừa từ phụ phẩm nông nghiệp để nuôi 1 con lợn nái từ 7 năm nay. Giờ chỉ mong địa phương sớm hết dịch để gia đình tái đàn.

Người dân xã Diễn Nguyên huyện Diễn Châu lo lắng đàn lợn hiện có của mình sẽ bị xóa sổ trong nay mai. Ảnh: Xuân Hoàng
Dịch tả lợn châu Phi đang tấn công vào các chuồng trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Diễn Nguyên, nên người dân ở đây lo lắng đàn lợn hiện có của địa phương sẽ bị xóa sổ trong nay mai. Ảnh: Xuân Hoàng

Xóm 7 là địa bàn có nhiều con lợn đã phải tiêu hủy, nên người dân ở đây quen với cảnh hàng ngày chứng kiến cán bộ xóm, xã bất lực chở lợn nhiễm dịch ra khu vực nghĩa trang để tiêu hủy.

Ông Đào Xuân Trung - Xóm trưởng xóm 7, cho hay: Đặc thù của người dân địa phương là làm nông nghiệp, nên hầu nhà nào cũng có chuồng trại chăn nuôi lợn, trong đó nuôi lợn nái là chủ lực.

Tính đến cuối tháng 9, trong xóm chỉ còn 21 hộ đang nuôi lợn, với 48 con lợn thịt và 8 con lợn nái. Trước đó, xóm đã phải tiêu hủy 247 con lợn của 66 hộ, trong đó 62 con là lợn nái.

Gia đình ông Cao Hùng - ở xóm 7, xã Diễn Nguyên rắc vôi bột để xử lý môi trường trong khu vực chuồng trại, sau khi đã tiêu hủy lợn. Ảnh: Xuân Hoàng
Gia đình ông Cao Hùng ở xóm 7, xã Diễn Nguyên rắc vôi bột để xử lý môi trường trong khu vực chuồng trại, sau khi đã tiêu hủy lợn. Ảnh: Xuân Hoàng 

Nếu dịch cứ phát tán theo đà này thì không lâu nữa đàn lợn hiện có của xóm sẽ bị xóa sổ. Hiện tại, xóm tuyên truyền, vận động các hộ tuyệt đối không được tái đàn vào thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp. Nỗi lo của người xóm 7 cũng là thực trạng chung của các xóm còn lại trên địa bàn xã Diễn Nguyên hiện nay.

Ông Đào Xuân Trung - xóm trưởng xóm 7, xã Diễn Nguyên

Kiểm soát chặt đàn lợn hiện có

Số liệu thống kê của xã Diễn Nguyên cho thấy, từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn xã đến nay (từ 24/5 đến cuối tháng 9) Diễn Nguyên đã tiêu hủy 1.405 con lợn với trọng lượng trên 73,5 tấn, của 243 hộ. Theo ông Đàm Xuân Chính - Phó Chủ tịch UBND xã, với số lượng lợn đã tiêu hủy chiếm gần 1/2 đàn lợn của xã trước khi chưa có dịch.

Để kiểm soát chặt đàn lợn của địa phương trong khi dịch đang lây lan mạnh, từ ngày 22/9, xã giao các xóm thống kê, rà soát lại đàn lợn hiện có. Đến cuối tháng 9, toàn xã chỉ còn hơn 1.000 con lợn. Những hộ cố tình tái đàn trong thời điểm này, xã sẽ xử lý theo quy định của pháp lệnh thú y.

Xã đã sử dụng tới 9 tấn vôi bột (trong đó huyện cấp 3 tấn), chưa kể các hộ chăn nuôi lợn chủ động mua vôi phòng bệnh, cùng đó là trên 100 lít hóa chất. Xã trích ngân sách mua hàng nghìn mét bạt, thuê hàng trăm ca máy múc để đào hố tiêu hủy lợn; huy động hàng trăm lượt người tham gia trực chốt…

Ông Đàm Xuân Chính - Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên

Xã Diễn Nguyên vẫn duy trì chốt kiểm dịch trên các tuyến đường. ảnh: Xuân Hoàng
Xã Diễn Nguyên vẫn duy trì chốt kiểm dịch trên các tuyến đường. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Đàm Xuân Chính băn khoăn: Dịch tả lợn châu Phi hoành hành mạnh tại địa phương từ tháng 6, đặc biệt từ sau đợt mưa lũ đầu tháng 9 đến nay, dịch bùng phát mạnh hơn, có những ngày phải tiêu hủy lợn của 2 - 3 gia đình. Nếu cứ đà này, tổng số đàn lợn hiện có của xã dễ bị xóa sổ bởi đại dịch tả lợn châu Phi.

Nguyên nhân dịch bùng phát mạnh trên địa bàn xã Diễn Nguyên, theo ông Chính nhận định, có thể do mưa xuống, chất thải của các chuồng trại chăn nuôi lợn trôi theo dòng nước, nên vi rút dịch lây lan sang hộ khác; hoặc do các loại động vật: chuột, mèo… truyền vi rút từ hộ này sang hộ khác.

Ông Chính cũng thừa nhận có sự chủ quan của con người, bởi đa phần bà con nuôi lợn nhỏ lẻ trong khu vực chuồng trại tạm bợ, không đảm bảo yếu tố phòng bệnh. Công tác phòng, chống dịch của địa phương có lúc còn lơ là, chủ quan, khiến vi rút dịch lây lan ra diện rộng. Nay thì dịch đã bùng phát ra khắp xa, cùng đó là các xã lân cận cũng phát dịch mạnh, nên công tác kiểm soát dịch càng khó khăn, phức tạp. 

Ông Đào Xuân Trung - xóm trưởng xóm 7 cho rằng, chuồng trại chăn nuôi lợn của bà con cơ bản tạm bợ nên rất dễ lây nhiễm bệnh dịch. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Đào Xuân Trung - xóm trưởng xóm 7 cho rằng, chuồng trại chăn nuôi lợn của bà con cơ bản tạm bợ nên rất dễ lây nhiễm bệnh dịch. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Nguyễn Trọng Bốn - Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Diễn Châu cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát mạnh trên địa bàn huyện, nhiều nhất là các xã: Diễn Thái, Diễn Nguyên, Diễn Thắng, Diễn Đồng, Diễn Bình, Diễn Cát, Diễn Minh, Diễn Quảng, Diễn Xuân… Có những ngày Diễn Châu tiêu hủy hàng chục tấn lợn. Trong đó “nóng” nhất là xã Diễn Nguyên, bởi có số hộ phải tiêu hủy lợn nhiều nhất.

Theo số liệu của Chi Cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay dịch bệnh tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại một số xã thuộc các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên. Trong đó, xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) được xác định là điểm "nóng" của dịch, bởi địa phương này có số lượng lợn phải tiêu hủy nhiều nhất trong số 170 xã đang có dịch chưa qua 30 ngày hiện nay.

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.