Mùa lạnh, tắm vào thời điểm nào trong ngày để trẻ không ốm?

Mùa đông trời lạnh, trẻ rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Làm sao để tắm cho trẻ an toàn trong mùa đông là băn khoăn của nhiều bà mẹ, nhất là những phụ nữ lần đầu làm mẹ.

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng không nên tắm cho bé từ 11h - 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h - 10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.

Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé.

Mùa đông, không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng vẫn phải vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân. Một tuần có thể tắm cho trẻ 2 lần.

Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp vào mùa đông, mẹ nên trang bị các thiết bị sưởi ấm như điều hòa, quạt sưởi để không khí ấm áp hơn. Mẹ nhớ đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.

Nếu tắm cho con ở trong nhà tắm, mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nên có máy sưởi bật lên cho không khí ấm áp rồi hãy cho con cởi quần áo để tắm.

Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió và nếu có quạt để sưởi ấm thì càng tốt. Với những trẻ trên một tuổi, nên mua một cái chậu to, thành chậu cao để làm sao khi trẻ ngồi vào mà nước bao phủ phần lớn cơ thể trẻ. Nước ấm sẽ giúp không bị lạnh.

Bố mẹ nên tắm trước rồi mới đến trẻ, vì khi bố mẹ tắm sẽ làm cho hơi nước ấm vẫn còn đọng lại trong phòng làm cho không khí phòng tắm sẽ ấm lên hoặc làm ấm phòng tắm bằng cách xịt nước nóng bằng vòi hoa sen, mở vung nồi đun nước cho tỏa nhiệt trước khi pha. Nếu thời tiết lạnh quá, cũng có thể cho vào nước một ít dầu tràm để cho trẻ ấm hơn.

Lúc bế trẻ ra thì một người cầm sẵn khăn ủ loại to trùm vào người bọc kín để thấm nước trên người trẻ, nếu cẩn thận hơn thì lấy một cái khăn khô khác thay cái khăn vừa rồi đã bị ướt để đảm bảo cái khăn kia bị ướt không lạnh ngược lại người trẻ (nhất là với trẻ sơ sinh).

Nếu chỉ có một mình, hãy để khăn tắm ở cạnh bồn tắm để có thể ngay lập tức quấn cho em bé khi tắm xong. Ôm em bé và dùng khăn lau khô người cho bé.

Khi lau, bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân. Nếu là trẻ sơ sinh thì một người mặc áo, một người đi tất chân đồng thời một lúc, quần mặc sau cùng.

Lưu ý khi tắm cho trẻ vào mùa đông

Không nên cởi hết quần áo: Với các bé nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, mẹ nên tắm đến chỗ nào thì cởi chỗ đó, không nên cởi hết quần áo con ra một lúc. Sau khi tắm sạch rồi thì nhanh chóng quấn khăn để lau người và giữ ấm cho con. Khi mặc quần áo cho con, mẹ cũng mặc quần áo đến đâu cho con thì bỏ khăn ra đến đó.

Tắm từ dưới lên trên: Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Mẹ rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên.

Lau người bé xong mới gội đầu: Đây là cách tắm gội rất khoa học không chỉ cho trẻ nhỏ mà còn cho cả người lớn. Gội đầu sau khi tắm giúp não bộ kịp tiếp nhận và thích ứng với những tín hiệu thay đổi của cơ thể. Làm như vậy có tác dụng bảo vệ bộ não trẻ.

Không tắm gội, lau người vào lúc trẻ đói bụng: Trẻ sẽ khóc lóc, quẫy đạp lung tung. Và cũng không nên lau người khi mới vừa cho ăn no xong, bởi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị ọc thức ăn./.

Theo TPO

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.