Mùa thu trên “cổng trời” Mường Lống

(Baonghean) - Nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.485m so mặt biển, giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, có một thời, Mường Lống (huyện Kỳ Sơn) được xem là điểm nóng về ma tuý. Nhưng những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, Mường Lống đã có nhiều đổi thay. Người dân không còn trồng cây thuốc phiện và buôn bán ma tuý nữa mà đã có ý thức bám đất, bám bản để phát triển kinh tế. Nhiều gia đình đã thoát khỏi đói nghèo. Mùa thu này, chúng tôi vượt dốc tìm về Mường Lống - nơi được xem là “cổng trời” để chứng kiến sự đổi thay.

Sau mấy ngày liền trời mưa, quốc lộ 7A trên địa bàn huyện Kỳ Sơn xuất hiện nhiều đoạn sạt lở. Có điểm qua bản Khe Tàng xã Chiêu Lưu, bùn đất trên núi sụt xuống tạo thành một vũng lầy. Có quãng, đất đá vùi mất một nửa mặt đường. Khi chúng tôi đang đánh vật với vũng lầy, một sơn nữ cưỡi xe tay ga vượt lên cười khanh khách. Tôi chẳng còn lạ gì các cô gái vùng cao phi xe qua khúc quanh co, khúc đường trơn lầy lội cứ nhẹ bấc.

Khi chúng tôi bắt đầu vượt dốc từ Thị trấn Mường Xén vào Mường Lống thì trời lại đổ mưa. Ông cụ bản Kẻo Lậc (xã Phá Đánh) cười xòa bảo: Các chú cứ đội áo mưa mà đi thôi. Mùa ni chờ tạnh mưa có khi mất cả ngày. Ừ thì tiếp bước. Chiếc xe lại cõng người, rồ ga. May sao đến địa phận xã Huồi Tụ lại có nắng. Mặt trời dập dềnh trôi trên những mảng mây. Nắng yếu ớt và dịu. Lòng chảo Mường Lống hiện lên trầm mặc trong màn sương mờ ảo. Từ cuối năm 2012, đường nhựa đã vào đến trung tâm xã, bản Trung Tâm đã dần lên phố. Khu chợ đìu hiu ngày nào dần trở nên sầm uất. Mỗi ngày có một chuyến xe khách lên xuống, buổi trưa hành khách, hàng hóa từ Thành phố Vinh, từ Thị trấn Mường Xén và các xã vùng ngoài đã về đến bản Trung Tâm, chiều lại trở về xuôi. Có con đường, bộ mặt của trung tâm xã Mường Lống thay đổi từng ngày.

Buổi tập trung chuẩn bị cho năm học mới của học sinh xã Mường Lống.

Chưa khai giảng năm học mới nhưng học sinh đã chính thức đi học. Tiếng trống tựu trường vang ngân trong gió núi, khiến lòng người náo ức. Mấy ngày nay, học trò bản Huồi Khun, Loong Kèo, Thằm Hốc, Thằm Han, Thà Lạ đã gùi sách vở, gạo muối, chăn chiếu về trường. Năm học nào các trò bản xa cũng phải chuẩn bị cho mùa hái chữ mới của mình, một cách cầu kỳ và vất vả như thế. Chiều nay, vẫn còn từng tốp học sinh với chiếc "lù cở" thay cho cặp sách trên lưng, nhập trường.  Đám nữ sinh e thẹn trước ống kính máy ảnh, còn mấy cậu trò thì cười đùa vẻ tự tin lắm. Con trai Mông vốn bạo dạn, ngày trước, 14, 15 tuổi, các chàng đã biết đi ném pao, bắt vợ. Thế nhưng, bây giờ mọi chuyện đã khác. Mấy năm gần đây, có con đường, có ngôi trường mới, lại được Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập nên con trai, con gái trong các bản Mông - Mường Lống yên tâm tới trường.

Khi chúng tôi đặt chân đến trụ sở ủy ban nhân dân xã, thì một cơn mưa ập đến.  Mưa gió vậy mà cán bộ chủ chốt vẫn khăn gói đánh đường về huyện họp, chỉ còn Phó Bí thư Đảng ủy xã Và Nỏ Vừ ở lại. Phó Bí thư Vừ nói: “Dịp này, cán bộ xã đang phải cùng thầy cô giáo chuẩn bị cho năm học mới và đợt học tập Nghị quyết Trung ương 7. Người Mông chúng ta ở đây không bao giờ hết bận bịu. Vừa thu hoạch xong đào, dứa, liền lên rãy nhổ cỏ lúa. Sau mùa làm cỏ, chờ cho lúa trên nương chín thì thu hoạch ngô, bí xanh".

Qua trò chuyện với Phó Bí thư Vừ được biết, Mường Lống có 13 bản, gần 4.300 nhân khẩu thuần người Mông, ngàn đời nay quen trỉa lúa, trồng ngô. Hai chục năm gần đây, Mường Lống trồng thêm cây đào, cây mận, là những cây giúp bà con có thêm thu nhập. Thung lũng Mường Lống mùa đông lạnh thấu xương, ngày hè nhiệt độ cao nhất trong ngày cũng chỉ trên, dưới 30 độ C. Cây đào và mận tam hoa trồng xuống chỉ chờ ngày hái quả, ít khi cần đến bàn tay chăm sóc của người dân. Thế nhưng, những thứ cây trồng này chưa thể giúp người dân thoát được cái nghèo, bởi một lẽ đơn giản mà cũng là nguyên do ngọn nguồn của trăm nghìn cái khó là không có đường giao thông. Quả đào hái về phải gùi trên lưng người, thồ trên lưng ngựa ra chợ bán. Sức người, sức ngựa gùi sao cho xuể, khi mọi nhà đều trồng đào, trồng mận, thế là đến mùa quả chín rồi rụng. Người Mông vốn cần cù, thấy trái đào, trái mận chín rụng ngoài rãy mà lòng xót xa.

Cho đến mùa hè năm nay, khi con đường nhựa đã hoàn thành, đào Mường Lống đã có mặt trong các buổi chợ ở trung tâm xã Huồi Tụ, ngã ba Bắc Lý, chợ Mường Xén. Khách mua tấm tắc khen đào ngọt, mận mọng nước. Đặc sản Mường Lống có khác! Người trồng đào, mận, lại nức lòng. Thế là mảnh đất này đã không phụ những người có công. Nhưng phải cảm ơn cái đường. Có đường rồi, cái đầu, cái cổ, cái lưng của người và ngựa đỡ nhọc nhằn hơn. Nét buồn bã sẽ vợi bớt trên những gương mặt phụ nữ Mông - Mường Lống.

Chạng vạng tối, mưa chợt tạnh, chúng tôi ghé thăm nhà bán trú của trẻ em Mông ở những bản xa đến trọ học. Từ xa đã thấy màn khói túa ra từ căn bếp gỗ. Căn nhà này vốn là phòng học, năm học 2012 - 2013 có thêm dãy trường mới xây khang trang, an toàn hơn, căn nhà gỗ trở thành nhà bếp tập thể của hàng chục học sinh từ các bản xa Huồi Khun, Thằm Han, Thằm Pốc... Trường mới được trang bị quạt trần, đèn ne-on chiếu sáng. Nhưng những thiết bị này đang phải chờ điện lưới quốc gia. Hiện, đường điện mới vào đến xã Huồi Tụ, cách bản trung tâm xã  Mường Lống 16 cây số nữa.

Căn bếp chợt đông vui hơn khi có sự xuất hiện của cánh phóng viên. Đám trẻ vừa tò mò, vừa lạ lẫm trước ống kính máy ảnh. Hồi lâu, rồi tất cả ai lại vào việc nấy. Người nhóm bếp, thổi cơm, người hái rau, bổ củi. Các em đang vội nấu ăn xong trước 7 giờ để còn lên lớp ôn bài buổi tối. Nguồn điện từ những chiếc tua bin đặt dọc các con suối cũng đủ thắp sáng những chiếc bóng đèn compac để lũ trò không phải thắp đèn dầu ôn bài. Khi được hỏi: "Các em ăn có no không? Bữa ăn gồm những món gì? - Cô trò Và Y Giở vừa bổ củi vừa lí nhí trả lời: "Chúng cháu chủ yếu ăn cơm cho no thôi, thức ăn ít lắm". Bên góc bếp, trong những chiếc xoong lớn, bé khác nhau, chỉ có cơm trắng, thức ăn thì có rau, măng và một ít cá mắm.

Năm nay Y Dở lên lớp 8, đã 2 năm nay, bữa cơm hàng ngày trong nhà bán trú của em chỉ có vậy. Còn cậu trò Và Bà Ca đến từ bản Huồi Khun, cho biết: Sau buổi học vào sáng thứ 7, học sinh trong bản phải tức tốc về nhà lấy gạo và thức ăn cho tuần sau. Nhà cách trường chừng 15 km, phải đi bộ mất 4 giờ đồng hồ. Nếu chậm chân, tối mịt vẫn chưa về đến nhà. Tôi hỏi: "Có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ bỏ học không?", Bá Ca nói ngay: "Phải học lên cấp ba và đi đại học chớ".

Màn đêm đổ ập xuống, lòng chảo Mường Lống chìm vào tĩnh lặng, và cái lạnh vùng cao cũng ùa về theo từng đợt gió. Đêm nay, chúng tôi ở trong căn phòng công vụ thưng gỗ của Chủ tịch xã Lầu Giống Cải. Giấc ngủ kéo đến thật nhẹ nhàng. Tiếng hát của anh công an viên xã khiến tôi thức giấc. Bình minh đã vượt cổng trời xuống vùng lòng chảo. Trên các nẻo đường núi, bầy trẻ gọi nhau đến trường khiến không khí bản Mông thêm phần nhộn nhịp. Còn chúng tôi tìm đường vào bản Sà Lày. Chúng tôi từng nghe chuyện đây là một trong những bản trước đây từng kiên quyết xóa bỏ cây thuốc phiện.

Quãng đường vào bản chỉ gần 3 km nhưng lầy lội nên chúng tôi đành để xe gắn máy lại trung tâm xã để cuốc bộ vào bản. Bản nhỏ có 95 hộ, với trên 400 nhân khẩu này làm được một điều nữa khiến những bản Mông gần, xa phải ngưỡng mộ. Từ 2 năm nay trong bản không hề có khói thuốc lá. Theo phong tục người Mông ở Mường Lống, những dịp gặp gỡ, hội hè, ma chay, những người ít tuổi hoặc bậc con cháu có mời người bậc trên 1 điếu thuốc. Hiện trong bản chỉ còn một số ít thanh niên duy trì tập tục này, những người lớn tuổi cũng chỉ cầm điếu thuốc cho phải lệ rồi bỏ xuống khay, chứ không châm lửa hút như trước đây nữa.

Trưởng bản Lầu Xông Giở cho biết: "Bây giờ người Mông bản Sà Lày chỉ chăm làm rãy, nuôi bò, trồng dứa, trồng bí xanh thôi. Biết được tác hại của thuốc lá có thể gây ung thư phổi nên không cho hút nữa. Ai muốn hút phải ra bên ngoài bản". Rồi trưởng bản nói thêm: "Trong bản có ông Lầu Giống Cải, vừa là dân bản vừa là chủ tịch xã, lại biết đi đầu trong phát triển chăn nuôi. Đàn bò nhà ông Cải có trên 20 con, nhiều nhất bản đấy. Trong bản còn có ông Cử Giống Xênh cũng có gần hai chục con bò. Tất cả đều được thả trên rãy. Ông Xênh là người chăm chỉ nên tối ngày cùng vợ con làm lụng ngoài nương rãy.

Bản Sà Lày đang vào mùa làm cỏ lúa nên người ở rãy nhiều hơn ở bản. Bầy trẻ cũng đã đến trường từ sớm. Những căn nhà cửa đóng im lìm ngoảnh mặt ra con suối nhỏ. Trưởng bản Lầu Xông Giở chỉ cho chúng tôi xem những căn nhà gần suối, nói thêm: Địa bàn bản đất dốc nên có một số nhà đang đối mặt với nguy cơ sạt lở. Chính quyền đã lên kế hoạch di dời nhưng những hộ này không muốn đi bởi sợ phải xa chòm xòm họ hàng, xa cái nương, cái rãy.

Quá trưa, chúng tôi lại vượt cổng trời trở ra trung tâm huyện. Bây giờ đường lên cổng trời đã nhựa hóa, không còn gian nan như xưa nữa. Khi chia tay, chúng tôi nhớ mãi lời của Phó Chủ tịch xã Vừ Bá Lềnh, một trong 600 chủ tịch xã trẻ vốn sinh ra tại quê hương Mường Lống mang nguyện vọng trở về phục vụ quê hương. Anh bảo: "Sau 5 năm, dù có được tuyển vào công chức hay không vẫn thấy vui vẻ. Điều quan trọng là tuổi trẻ đã được trao cho cơ hội để thể hiện mình và chúng em đang cố gắng hết sức để góp phần đưa vùng đất còn nhiều gian khó này phát triển".

Anh kỹ sư lâm nghiêp Vừ Bá Lềnh biết rằng, tạo hóa đã ban cho người Mông Mường Lống một vùng đất quý nhưng người ta chưa biết phát huy nó mà thôi. Cũng may đã đến ngày những người trẻ tuổi có tri thức đã được trao cơ hội để đánh thức vùng đất đầy tiềm năng này.

Vừ Bá Lềnh tin rằng cái ngày Mường Lống chuyển mình vượt khó đã đến rất gần.

Hữu Vi

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.