Mục đích thực sự của Liên Xô khi từng đề nghị gia nhập NATO cách đây 65 năm

65 năm trước, Moskva chính thức đề nghị kết nạp Liên Xô vào NATO. Tuy nhiên, sáng kiến này đã bị phản bác. Vậy lý do gì thúc đẩy Chính phủ Liên Xô thực hiện động thái chưa từng có như vậy.

Cố gắng hòa giải

NATO thành lập tháng 4/1949 với 12 nước như là phương tiện tự vệ tập thể chống lại kẻ xâm lược tiềm năng mà hàng đầu là Liên Xô. Ban lãnh đạo Xô-viết cố gắng ngăn ngừa đà bành trướng của Liên minh. Chẳng hạn, sử dụng phương pháp kinh tế và ngoại giao, Moskva đã thuyết phục được Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan không tham gia NATO.

Ở Liên Xô mọi người không coi NATO là một liên minh phòng thủ, mà trái lại, là liên minh hiếu chiến. Liên Xô là đất nước duy nhất của liên minh chống Hitler đứng ngoài NATO.

Trụ sở NATO. Ảnh: AP
Trụ sở NATO. Ảnh: AP
Moskva kiên quyết để khối chỉ có thể là phòng thủ khi đưa Liên Xô vào hàng ngũ liên minh. Tháng 3/1954, điện Kremlin gửi đơn chính thức để gia nhập liên minh.

Trong trường hợp kết nạp Liên Xô, NATO sẽ không còn là hiệp hội quân sự đóng kín - văn kiện của Kremlin nói. Tổ chức sẽ mở cửa dành cho các nước châu Âu khác, cùng với việc tạo lập hệ thống an ninh tập thể hiệu quả ở châu Âu, làm cho liên minh trở thành công cụ quan trọng để củng cố hòa bình trên toàn thế giới.

Chính phủ Liên Xô cho rằng, trong tương quan này có thể đạt được giải pháp cho các câu hỏi nảy sinh làm thỏa mãn tất cả các nước quan tâm, giúp thiết lập nền hòa bình bền vững trên thế giới và đảm bảo an ninh cao cho toàn thể các dân tộc.

Một tháng rưỡi sau, vào ngày 7/5/1954, NATO công bố lời từ chối chính thức: “Các thành viên của tổ chức đã liên kết phương tiện phòng thủ để bảo đảm an ninh chung đã đạt được ở châu Âu kể từ năm 1945, họ không thể cung cấp đảm bảo riêng lẻ trước thế vượt trội về quân sự của Liên Xô đang mở rộng hệ thống chính trị, kinh tế và quân sự theo hướng bành trướng tới phương Tây nhằm buộc tuân thủ phụ thuộc vào sự kiểm soát duy nhất. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương mang tính chất thuần túy phòng thủ”.

Có nhấn mạnh rằng các nước NATO trao đổi thông tin một cách tự do và đầy đủ, còn mọi quyết định đều được thông qua nhất trí. Nếu tiếp nhận yêu cầu của Moskva thì Liên Xô với tư cách thành viên Liên minh sẽ có thể phủ quyết mọi quyết định, tức là gây nguy hại cho hệ thống phòng thủ chung.

Nước cờ ngoại giao

Theo lời ông Fedor Lukyanov, Tổng Biên tập tạp chí “Nước Nga trong nền chính trị toàn cầu”, ban lãnh đạo Liên Xô hiểu rõ rằng lá đơn của Kremlin sẽ bị từ chối.

“Thật ra đó là một bước đi tuyên truyền: đấy, chúng tôi đã thể hiện thiện chí và các vị đã gạt bỏ” - chuyên gia giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Nói chung, khó hình dung là có ai đó trong ban lãnh đạo Xô-viết nghiêm túc muốn Liên Xô gia nhập NATO, là tổ chức xây dựng theo nguyên tắc khác biệt nhất định.

Tuy nhiên, Moskva muốn chứng tỏ rằng không phải Liên Xô ủng hộ phân chia thế giới, mà chúng tôi sẵn sàng liên kết, mặc dù vào năm 1954, mọi thứ đã rõ ràng, đó là đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, kết thúc cuộc chiến Triều Tiên”.

Sử gia quân sự Evgeny Norin cũng chia sẻ quan điểm tương tự khi cho rằng, chẳng ai muốn gia nhập NATO một cách nghiêm túc. Ý tưởng bao hàm ở chỗ gây khó cho nhà tổ chức khối Bắc Đại Tây Dương, vốn luôn nhấn mạnh cái gọi là tính chất phòng thủ và làm như khối này không có hướng chống Liên Xô cũng như các nước Dân chủ Nhân dân…

"Trong trường hợp hi hữu nếu đơn đăng ký tư cách thành viên được chấp thuận, Liên Xô sẽ gia nhập Liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới và sẽ có cơ hội phát huy ảnh hưởng từ bên trong khối này", nhà sử học nói với phóng viên Sputnik.

NATO đang tiến sát biên giới phía Tây của Nga

Cách này hay cách khác, hôm nay NATO là một trong những cơ cấu sức mạnh có thế lực nhất trên thế giới. Và mặc dù Liên Xô tan rã từ lâu, Tổ chức Hiệp ước Warszawa đã giải thể nhưng khối Liên minh này vẫn tiếp tục mở rộng.

Bây giờ có 29 nước trong NATO, đang xếp hàng chờ gia nhập là Bắc Macedonia. Cả Ukraine và Gruzia cũng đang hy vọng sớm hay muộn sẽ là thành viên khối Bắc Đại Tây Dương. Thêm nữa, tổ chức này càng mạnh hơn với sự bổ sung ngay sau Chiến tranh Lạnh: từ năm 1999 đến 2017, Liên minh tiếp nhận 13 quốc gia.

Binh sỹ Mỹ. Ảnh Reuters
Binh sỹ Mỹ. Ảnh Reuters
 Tính chất cần thiết của NATO trong thời hậu Xô-viết lý giải bằng nhiệm vụ đạt tới dân chủ và ổn định ở Trung và Đông Âu. Năm 1999, khối này ném bom oanh tạc Nam Tư. Chiến dịch quân sự, trong đó nhiều thường dân gánh chịu thiệt hại, kéo dài 78 ngày đêm. Hàng nghìn nạn nhân, cơ sở hạ tầng bị hủy hoại và Liên bang Nam Tư đã không còn tồn tại như một Nhà nước.

Ai là đối tượng tiếp theo, thời gian sẽ cho thấy. Hiện thời, NATO đã bành trướng sát gần biên giới phía Tây của Nga. Những bàn đạp thuận tiện cho việc triển khai tạo ra ở các nước Baltic, nhóm quân tấn công mạnh tập trung ở Ba Lan còn hệ thống lá chắn chống thủ tên lửa thì bố trí ở Romania.

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân