Mức nợ công/GDP Việt Nam cao hàng đầu ASEAN

25/04/2016 15:30

Kỷ cương ngân sách Nhà nước là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô nổi bật, theo báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1/2016 do TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - chủ trì, được công bố mới đây.

Dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các tác giả nhấn mạnh, Việt Nam có mức nợ công/GDP cao hơn hẳn các nước trong ASEAN, gấp đôi nhiều nước và gấp rưỡi Thái Lan, nước có mức nợ công/GDP đứng sau Việt Nam.
Dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các tác giả nhấn mạnh, Việt Nam có mức nợ công/GDP cao hơn hẳn các nước trong ASEAN, gấp đôi nhiều nước và gấp rưỡi Thái Lan, nước có mức nợ công/GDP đứng sau Việt Nam.

Lo nghĩa vụ trả nợ công

Nhận định đầu tiên được đưa ra ở phần này là sau khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu năm 2009, ngân sách Nhà nước những năm gần đây có mức thâm hụt ngày càng tăng.

Về giá trị tuyệt đối, báo cáo nêu rõ, bội chi tăng từ mức 65,8 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên mức 263,2 nghìn tỷ đồng năm 2015. So với GDP, bội chi đã tăng từ mức 4,4% GDP năm 2011 lên mức 6,1% GDP năm 2015, cao hơn giới hạn 5% theo quy định của Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.

Theo báo cáo, do bội chi tăng cao, nợ công cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015, từ mức 50,1% GDP lên 62,2% GDP, tiệm cận giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Năm 2015 cũng là năm dư nợ Chính phủ đạt 50,3%, cao hơn giới hạn 50% theo quy định.

Nếu tính theo thông lệ quốc tế, nợ công Việt Nam còn cao hơn nhiều, vì không tính đến nợ của doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức công khác, báo cáo đưa thêm lưu ý.

Dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các tác giả nhấn mạnh, Việt Nam có mức nợ công/GDP cao hơn hẳn các nước trong ASEAN, gấp đôi nhiều nước và gấp rưỡi Thái Lan, nước có mức nợ công/GDP đứng sau Việt Nam.

Quan trọng hơn, theo dự báo của IMF, trong nhóm nước này, Việt Nam là nước duy nhất có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP năm 2020.

Điều đáng lo ngại, là nghĩa vụ trả nợ công đang tăng lên nhanh chóng. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng từ 185,8 nghìn tỷ đồng năm 2013 lên 296,2 nghìn tỷ đồng năm 2015.

Nếu tính cả nợ bảo lãnh Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, con số nghĩa vụ nợ còn lớn hơn rất nhiều, dự kiến năm 2015 là 418,4 nghìn tỷ đồng.

Lo ngại tiếp theo được nêu ra là do tốc độ tăng nghĩa vụ nợ rất nhanh, tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên thu ngân sách cũng tăng nhanh. Nếu chỉ tính riêng nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ, tỷ lệ này là 22,4% năm 2013, tăng lên mức 29,9% năm 2015.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo nhóm nghiên cứu là do giai đoạn 2010-2012, Chính phủ vay nợ ngắn hạn nhiều, chủ yếu bằng trái phiếu kỳ hạn 1-2 năm.

Và, đây sẽ là áp lực rất lớn đối với chi ngân sách, nếu phát hành trái phiếu Chính phủ không đạt mục tiêu đề ra. Mà, với một thị trường tài chính non trẻ, thiếu ổn định, phát hành trái phiếu kỳ hạn dài không phải là dễ dàng.

Phần lớn nhà đầu tư mua trái phiếu Chính phủ là ngân hàng thương mại và họ thường có vốn ngắn hạn là chủ yếu do kỳ hạn tiền người của người dân ngắn. Các tổ chức tài chính khác như bảo hiểm hay ngân hàng đầu tư ở Việt Nam vẫn chưa đủ lớn để đáp ứng nhu cầu phát hành trái phiếu dài hạn của Chính phủ.

“Như vậy, rủi ro kỳ hạn và mất khả năng thanh toán tạm thời có thể xảy ra. Đó có thể là lý do khiến Bộ Tài chính phải vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng và phát hành 1 tỷ USD trái phiếu riêng cho Vietcombank trong năm 2015”, nhóm tác giả phân tích.

Vay để bù đắp chi tăng lên

TS. Nguyễn Đình Cung và các tác giả bản báo cáo cũng chỉ ra một điểm đáng lưu ý trong điều hành ngân sách của Chính phủ những năm gần đây, là chi đầu tư ngày càng giảm, chi thường xuyên và chi khác tăng lên.

Trong giai đoạn 2007-2013, chi đầu tư chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng chi là 27,7%. Tuy nhiên, trong hai năm 2014-2015, chi đầu tư chỉ còn 16,3% và 15,6% GDP.

“Là một nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình thấp, đầu tư công là rất quan trọng để tạo nền tảng kinh tế - kỹ thuật cho nền kinh tế. Do đó, tỷ lệ chi đầu tư thấp như vậy là một điều đang lo ngại mặc dù tổng đầu tư toàn xã hội năm 2015 vẫn đạt 32,6%, tăng 12% so với năm 2014, do đầu tư FDI và đầu tư tư nhân trong nước tăng cao”, báo cáo nêu rõ.

Đối chiếu với luật hiện hành, các tác giả cho biết, Luật Quản lý nợ quy định, Chính phủ vay nợ trước tiên là để đầu tư phát triển, sau đó là bù đắp thiếu hụt tạm thời và các mục tiêu khác.

Tuy nhiên, số liệu ngân sách những năm gần đây cho thấy, việc vay nợ nhằm bù đắp chi thường xuyên ngày càng tăng lên.

Trong giai đoạn 2007-2011, bội chi thấp hơn khá nhiều so với chi đầu tư, tức là thu ngân sách lớn hơn chi thường xuyên, chi trả nợ và có một phần cho đầu tư. Từ năm 2012, khoảng cách giữa bội chi và chi đầu tư ngày càng nhỏ lại và đến năm 2015 bội chi đã vượt xa chi đầu tư, tức là Chính phủ phải vay nợ khoảng 60 nghìn tỷ đồng để bù đắp chi thường xuyên và trả nợ.

Điều này đi ngược lại quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, trong đó quy định “trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách Nhà nước”, tác giả báo cáo lập luận.

Theo VNeconomy

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Mức nợ công/GDP Việt Nam cao hàng đầu ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO