Muốn con tăng chiều cao, đừng bỏ qua 2 giai đoạn vàng

1.000 ngày đầu đời quyết định 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ, giai đoạn dậy thì có nhiều tiềm năng khắc phục tình trạng chậm phát triển.  

Theo tiến sĩ Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Phục hồi dinh dưỡng và Kiểm soát béo phì,  Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, phần lớn trẻ em Việt Nam chào đời có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50 cm).

Từ ba tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa. Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành hiện nằm trong nhóm những nước có chiều cao thấp ở châu Á và càng xa hơn các quốc gia châu Âu

Nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu. 

hai-giai-doan-vang-phat-trien-chieu-cao-cua-tre

Những can thiệp phù hợp, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Ảnh minh họa: N.P. 

Trẻ có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội là 1.000 ngày đầu đời (từ khi ở trong bụng mẹ đến 24 tháng tuổi) và giai đoạn tuổi dậy thì. Giai đoạn này nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt được chiều cao tối ưu.

1.000 ngày đầu đời

Giai đoạn này quyết định 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Trẻ có thể tăng 25 cm trong năm đầu tiên và 10 cm mỗi năm trong hai năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ.

Giai đoạn dưới 12 tháng tuổi, trẻ đạt tốc độ phát triển nhanh nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên, chiều dài nằm (chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là 1-2 tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới năm tuổi. Tình trạng suy dinh dưỡng trong hai năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên. Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn những trẻ khác.

Dưới hai tuổi là giai đoạn chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn dặm và sau đó dần chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình), đồng thời trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Vì thế, trong giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn.

Sau hai tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều cao không quá nhanh, khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương, làm tiền đề phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.

Giai đoạn dậy thì

Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lứa tuổi dậy thì (12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi có thể tăng khoảng 10-15 cm mỗi năm và mức tăng giảm dần sau đó.

Ở giai đoạn từ 10 tuổi, cứ mỗi năm chiều cao của trẻ gái tăng 10 cm và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (10 cm mỗi năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15 cm một năm). Tốc độ tăng trưởng giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ và 17 tuổi ở nam. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành.

Vai trò khẩu phần ăn càng trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ em trong giai đoạn này. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iốt và kẽm. Ngoài ra, còn có vai trò của hormone GH và các hormone sinh dục.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ở những năm tiếp theo khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao trong môi trường và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.

Theo VNE

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.