Muốn giảm mỡ máu cần phải ăn gì?

Theo BS. Hải Châu (suckhoedoisong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Thời đại ngày càng có nhiều người bị thừa cân và béo phì, tình trạng này dễ dẫn đến mức triglyceride (mỡ) máu cao. Triglyceride máu cao có liên quan đến nguy cơ bị đột quỵ, cơn đau tim và có thể có khuynh hướng di truyền.

Triglyceride cao và mức cholesterol “tốt” (HDL) thấp có thể gặp ở cùng nhiều người trong cùng một gia đình. Có một cách tự nhiên để điều chỉnh lượng cholesterol và triglyceride máu đó là việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống, những việc làm này không những làm cho bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn mà còn giữ cho mạch máu và cơ tim hoạt động tốt nhất có thể.

Thiết lập một chế độ ăn uống có kiểm soát

Giảm chất béo bão hòa và chất béo trans (chất béo chuyển hóa). Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, thức ăn nhanh, bánh nướng, các thực phẩm đóng sẵn và chế biến khác.

Sử dụng chất béo không bão hòa lành mạnh, có trong dầu ăn ôliu hoặc dầu canola.

Ăn nhiều trái cây và rau quả hơn. Nếu phần lớn lượng calo của bạn được nhận từ những nguồn trái cây và rau quả sẽ làm cho bạn qua được cơn đói và giúp bạn tránh xa các lựa chọn không lành mạnh.

Đậu Hà Lan giàu chất xơ và là một trong những thực phẩm rất tốt giúp làm giảm mức triglyceride trong máu.
Đậu Hà Lan giàu chất xơ và là một trong những thực phẩm rất tốt giúp làm giảm mức triglyceride trong máu.

Uống rượu có kiểm soát, rượu có thể có nhiều calo, nhưng nghèo chất dinh dưỡng.

Tránh đường tinh luyện, thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến.

Sử dụng nguồn protein từ cá, khuyến cáo nên ăn cá hai lần một tuần. Các axit béo omega-3 trong cá có thể giúp giảm mức triglyceride máu.

Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ tăng cảm giác no và cũng giúp giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột.

Hạn chế cholesterol toàn phần dưới 200mg mỗi ngày.

Thực phẩm tự nhiên làm giảm triglyceride máu

Cá hồi: Các cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết có axit béo omega-3 là một thực phẩm tốt nhất làm giảm triglyceride và cholesterol. Bổ sung dầu cá cũng có thể được sử dụng.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Có thể bao gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức chứa nhiều carbohydrate và chất xơ phức tạp. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một số chất đạm và thường có ít chất béo bão hòa, cholesterol và tổng lượng chất béo.

Đậu khô và đậu Hà Lan: Là nguồn thực vật tốt và giàu chất xơ. Có thể dùng thay thế cho thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol.

Hạt lanh: Có nhiều axit béo omega-3, chỉ dùng 2 muỗng canh hạt lanh chứa gần 133 % nhu cầu hàng ngày của omega-3. Hạt lanh được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để giảm triglyceride.

Dầu ôliu: Có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, dầu ôliu được coi là có hàm lượng calo cao, vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.

Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng trứng gà không chứa cholesterol và có thể ăn thường xuyên. Nhưng lòng đỏ một quả trứng có thể chứa 215mg cholesterol, vì vậy hạn chế dùng lòng đỏ trứng.

Những thức ăn nên tránh

Biết được thực phẩm không nên ăn để giữ mức triglyceride trong tầm kiểm soát cũng quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tránh khi muốn giữ triglyceride và cholesterol ở mức thấp.

Các sản phẩm thịt béo: Các loại thực phẩm này thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa làm tăng mức triglyceride. Chúng bao gồm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ lợn và sò ốc.

Thực phẩm chế biến: Các chất béo chuyển hóa cũng làm tăng mức triglyceride và nhiều thực phẩm nhân tạo được sản xuất thông qua quá trình gọi là hydro hóa có lượng quá nhiều chất béo chuyển hóa. Các nguồn gốc của các chất béo chuyển hóa bao gồm bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy giòn và đồ tráng miệng như bánh nướng, bánh rán và bánh quy.

Các carbohydrate tinh chế: Carbohydrate tinh chế làm tăng lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insulin, dẫn đến tăng nồng độ triglyceride.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để đạt được mức triglyceride và cholesterol lý tưởng có thể là một cuộc chiến khó khăn, nhưng nếu tuân thủ những khuyến cáo nêu trên, bạn sẽ đi đúng hướng để thành công. Giảm cân có thể làm giảm mức triglyceride. Bằng cách giảm 500 Kcalo hàng ngày từ khẩu phần ăn uống bình thường, bạn sẽ giảm nhanh trọng lượng cơ thể. Cần có thói quen tập thể dục hàng ngày giúp hỗ trợ mục tiêu giảm cân của bạn. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì và không chán nản qua từng ngày, vì sức khỏe của bạn luôn cần được ưu tiên hàng đầu.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.