Mustafa al-Kadhimi: Thủ tướng 'quá tam ba bận' của Iraq

(Baonghean) - Chính trường Iraq bế tắc vẫn hoàn bế tắc sau khi hai vị Thủ tướng được chỉ định của nước này đều đã thất bại trong việc điều hành chính phủ thời gian qua. Đến ông Mustafa al-Kadhimi, người ta gọi đây là “Thủ tướng quá tam ba bận” của quốc gia Trung Đông đang vô cùng rối ren này. Dư luận kỳ vọng, với những thế mạnh của một nhà báo kỳ cựu và một cựu Giám đốc Cơ quan tình báo, tân Thủ tướng Iraq có thể vượt qua được vết xe đổ của những người tiền nhiệm!

Từ nhà báo đến Thủ tướng

Iraq vốn đã chìm trong bế tắc chính trị, đặc biệt rơi vào khủng hoảng từ tháng 12 năm ngoái, khi các cuộc biểu tình rầm rộ buộc Thủ tướng khi đó là ông Adil Abdul-Mahdi phải từ chức chỉ sau một năm tại vị. Kể từ đó, các đảng phái liên tục tranh cãi và chia rẽ để tìm ra nhân vật thay thế và lập ra một nội các mới.

Tân Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi. Ảnh: Uwidata
Tân Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi. Ảnh: Uwidata

Đã có một số ứng cử viên được đề xuất như cựu Bộ trưởng Truyền thông Mohammed Tawfiq Allawi hay ông Adnan al-Zurfi, cựu Thị trưởng thành phố Najar, người đứng đầu nhóm nghị sĩ đảng Nars của cựu Thủ tướng Haider Al Abadi tại Quốc hội. Thế nhưng, các nhân vật này đều vấp phải sự phản đối quyết liệt của các phe phái chính trị Iraq. Đặc biệt, các ứng cử viên này đều bị giới cử tri trẻ tại Iraq quay lưng, do đã quá mệt mỏi với các quan điểm và chính sách cũ kỹ. Cho đến ông Mustafa al-Kadhimi, đây là ứng cử viên hiếm hoi nhận được sự ủng hộ, nhất trí của hầu hết giới lãnh đạo Shiite đang nắm quyền.

Sự “vô can” với các rối ren của chính trường Iraq thời gian qua đã khiến tân Thủ tướng Iraq nhận được sự ủng hộ tuyệt đối.

Dư luận đặt câu hỏi, tân Thủ tướng Iraq vì sao thuyết phục được chính giới nước này như vậy? Lật lại hồ sơ của ông Mustafa al-Kadhimi, không bất ngờ khi nhân vật này không hề là một chính trị gia chuyên nghiệp. Dường như chính sự “vô can” với các rối ren của chính trường Iraq thời gian qua đã khiến tân Thủ tướng Iraq nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Rời Thủ đô Baghdad năm 1985 khi mới là sinh viên luật năm thứ nhất, ông Mustafa đến định cư tại Anh. Ông từng hoạt động báo chí trong giai đoạn 1990 - 2000 và sau đó làm việc cho Quỹ “Iraq Memory” đặt tại Mỹ. Sau đó, ông trở về Anh làm việc cho Quỹ “Humanitarian Dialogue”.

Đến năm 2012, ông Mustafa trở lại Iraq, hoàn thành chương trình học và lấy bằng luật sư. Tuy nhiên sau đó, ông tiếp tục có duyên với nghề báo khi trở thành biên tập viên cho trang tin tức Al Monitor trước khi được bổ nhiệm làm người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc gia Iraq (NIS) vào năm 2016 dưới thời cựu Thủ tướng Haider al-Abadi. 

Ông Mustafa al-Kadhimi nhận quyết định bổ nhiệm làm Thủ tướng hồi tháng 4/2020. Ảnh: Văn phòng truyền thông Tổng thống Iraq
Ông Mustafa al-Kadhimi nhận quyết định bổ nhiệm làm Thủ tướng hồi tháng 4/2020. Ảnh: Văn phòng truyền thông Tổng thống Iraq

Nhà phân tích chính trị Sajad Jiyad bình luận, ông Mustafa khi đó đã phải điều hành một cơ quan bị lũng đoạn bởi nạn tham nhũng nghiêm trọng, nhưng ông đã thể hiện một quyết tâm cứng rắn hiếm thấy. Như thế, loạt tố chất của một nhà báo, một giám đốc tình báo sắc sảo cùng với việc không bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị, đã giúp ông Mustafa trở thành “người được lựa chọn”.

Thách thức bộn bề

Thời điểm nhậm chức, ông Mustafa và chính phủ mới của mình sẽ phải đối diện với hàng loạt khó khăn và thách thức vô cùng lớn. 

Ít ràng buộc về chính trị, vừa là lợi thế nhưng cũng là điểm bất lợi với tân Thủ tướng Iraq khi không có kinh nghiệm xử lý các vấn đề chính trị, ngoại giao. Thêm nữa, ông Mustafa al-Kadhimi được cho là sẽ không có những cử tri trung thành và sự ủng hộ vững chắc từ chính giới Iraq trong quá trình hiện thực hóa các chính sách sắp tới. Và thời điểm nhậm chức cũng là lúc ông Mustafa và chính phủ mới của mình đối diện với hàng loạt khó khăn và thách thức vô cùng lớn. Đó là núi bế tắc mà chính quyền cũ để lại và cả những rắc rối và khủng hoảng hiện tại.

Trước mắt, đó là cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đang ngày càng chật vật khi hệ thống y tế Iraq đã kiệt quệ. Chờ đợi sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng là hạ sách bởi hầu hết các nước cũng đều đang phải vun vén cho quốc gia mình. Cú sốc giá dầu lao dốc cũng sẽ là gánh nặng với tân Thủ tướng Iraq khi muốn ổn định nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu.

Người dân Iraq đeo khẩu trang tại nơi công cộng nhằm tránh lây nhiễm SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Người dân Iraq đeo khẩu trang tại nơi công cộng nhằm tránh lây nhiễm SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters

Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề đã tồn đọng, như các cuộc biểu tình, bạo lực chống chính phủ khiến nhiều nhân viên an ninh Iraq thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương suốt thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 3 năm nay. Chưa có một cuộc điều tra đáng tin cậy nào để xác định cá nhân, tổ chức nào đã phát động các cuộc biểu tình này. Chính phủ đổ lỗi cho các thành phần phi chính phủ, trong khi người biểu tình cáo buộc lực lượng an ninh chính phủ và cả các nhóm chiến binh kích động các diễn biến này.

Điều tra kỹ lưỡng và xử lý thỏa đáng hậu quả các cuộc biểu tình kéo dài này chắc chắn sẽ khiến tân Thủ tướng Iraq đau đầu, nếu không muốn làm bùng phát một chuỗi biểu tình, xung đột mới. Thêm nữa, chính quyền tân Thủ tướng Mustafa cũng phải đối diện với thách thức tổ chức một cuộc bầu cử sớm để chọn ra các thành viên Hội đồng Đại diện Iraq (Quốc hội) vốn sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2022.

Ngoài loạt vấn đề đối nội, tân Thủ tướng Iraq cũng sẽ phải đối diện thách thức đàm phán, đối thoại với đồng minh Mỹ để tái cấu trúc tương lai mối quan hệ song phương. Dự kiến, các cuộc đàm phán nhiều tranh cãi sẽ bắt đầu ngay từ tháng 6 tới đây. Nhìn lại đầu năm nay, cựu Thủ tướng Abdul-Mahdi đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các lực lượng nước ngoài rút quân khỏi Iraq, trong đó có lực lượng Mỹ. Tuy nhiên đáp lại, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, sẽ có các phái đoàn được cử đến Iraq nhưng là bàn về Hiệp định khung chiến lược quy định tương lai quan hệ song phương trong loạt vấn đề kinh tế, văn hóa, thương mại…, chứ không thảo luận về việc rút quân.

Vấn đề binh sĩ Mỹ tại Iraq là một trong những thách thức đối với tân Thủ tướng Iraq. Ảnh: Reuters
Vấn đề binh sĩ Mỹ tại Iraq là một trong những thách thức đối với tân Thủ tướng Iraq. Ảnh: Reuters

Theo giới quan sát, nếu tân Thủ tướng Iraq xử lý tốt các cuộc đàm phán này, đây sẽ là cơ hội tốt để giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ với Mỹ. Nhưng ngược lại, nếu không dàn xếp ổn thỏa ngay trong nội bộ trước khi đàm phán với Mỹ, dư luận sẽ lại chứng kiến những “cơ hội tiếp theo bị bỏ lỡ”. Chưa hết, các chính sách đối ngoại của Iraq cũng bị tác động không nhỏ bởi cuộc đối đầu Mỹ - Iran.

Có ý kiến cho rằng, bất cứ Thủ tướng nào của Iraq nếu muốn thành công đều phải dung hòa được các vấn đề đối với cả 2 quốc gia nhiều duyên nợ này! Vì thế, nhiệm kỳ của tân Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi liệu có kéo dài được hay không, sẽ còn phải chờ thêm thời gian!

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.