Mỹ bán F-35 cho Đài Loan; Ukraine “không có cửa” lấy lại Crimea?

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) -Mỹ bán F-35 cho Đài Loan là "ác mộng" của Trung Quốc; Ukraine “không có cửa” lấy lại bán đào Crimea?; Thổ Nhĩ Kỳ quyết không trục xuất các nhà ngoại giao Nga; ... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Ukraine “không có cửa” lấy lại bán đào Crimea?

Cựu đại sứ EU: Ukraine không có cửa lấy lại bán đảo Crimea.
Cựu đại sứ EU: Ukraine không có cửa lấy lại bán đảo Crimea.
Cựu đại sứ Michael Emerson cho rằng, Mỹ và EU quá mải quan tâm đến tình hình Donbass do đó không còn tâm sức để ý đến bán đảo Crimea. Và do đó Ukraine chẳng thể trông đợi được vào sự trợ giúp từ bên ngoài để giành lại Crimea.

Mới đây trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Apostrophe của Ukraine, chuyên gia người Anh, đồng thời là cựu Đại sứ EU tại Nga Michael Emerson đã tiết lộ lý do tại sao Ukraine không có cơ hội "đòi lại" Crimea.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Kiev không có cách nào để "đòi lại" bán đảo, trừ phi tiến hành "một cuộc chiến lớn", mà theo chuyên gia, sẽ không thể xảy ra. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ tiếp tục và "có thể sẽ liên tục", nhưng chúng không có khả năng giúp Ukraine thực hiện các tuyên bố của mình đối với Crimea.

2. Hàn-Triều ấn định ngày gặp thượng đỉnh, Nhật Bản cũng muốn tham gia

Triều Tiên-Hàn Quốc chốt thời gian tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Triều Tiên-Hàn Quốc chốt thời gian tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Để tiếp tục chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, các bên đã đồng ý tổ chức một vòng đàm phán vào ngày 4 tháng Tư tại khu phi quân sự Panmunjom giữa hai miền Bán đảo Triều Tiên.

Nếu cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra, đây sẽ là Hội nghị thượng đỉnh thứ ba giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Lần cuối cùng cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra 11 năm trước (tháng 10 năm 2007). Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức vào tháng 6 năm 2000.

Trước đó, Hàn Quốc đã hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Triều Tiên, miêu tả đây là sự phát triển đáng kể và sẽ giúp phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

3. Mỹ bán F-35 cho Đài Loan  "ác mộng" của Trung Quốc

Máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Theo tạp chí National Interest, hai thượng nghị sĩ Mỹ mới đây đã yêu cầu chính quyền Trump phê duyệt việc bán các phi cơ tiêm kích tàng hình F-35 cho Đài Loan, và rằng nó sẽ giúp đảo này “giữ được nền dân chủ” trước Trung Quốc.

Trong một bức thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump, hai thượng nghị sĩ John Cornyn và James Inhofe đã viết rằng: “Các loại máy bay chiến đấu này sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với khả năng tự vệ của Đài Loan và nó sẽ là loại vũ khí có thể ngăn chặn những động thái gây hấn bằng quân sự trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.

Nhà Trắng hiện vẫn chưa có bình luận nào về thông tin này, song rất nhiều sự chú ý đã được dành cho bức thư này kể từ khi ông Trump bổ nhiệm ông John Bolton vào vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia vào tuần trước. Ông Bolton là một người có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh và cũng chỉ trích chính sách "Một Trung Quốc".

4. Thổ Nhĩ Kỳ quyết không trục xuất các nhà ngoại giao Nga

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã khẳng định Ankara không có ý định hành động chống lại Nga về vụ Skripal. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã khẳng định Ankara không có ý định hành động chống lại Nga về vụ Skripal. Ảnh: Sputnik
Theo Habertürk, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã khẳng định Ankara không có ý định hành động chống lại Nga về vụ Skripal. Trong một tuyên bố bằng văn bản, Thổ Nhĩ Kỳ còn chỉ trích những gì đã xảy ra ở Anh và cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là một tội ác chống lại loài người.

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hami Aksoy đưa ra tuyên bố nói rằng, Ankara ủng hộ một cuộc điều tra đối với vụ Skripal để xác minh ai đứng đằng sau vụ đầu độc này cũng như đưa thủ phạm ra trước pháp luật.

Tới nay đã có hơn 25 nước, trong đó có Mỹ và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã trục xuất hơn 140 nhà ngoại giao Nga vì vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal tại Salisbury của Anh. Moscow cũng đã tuyên bố sẽ đáp trả thích đáng, đồng thời nhấn mạnh, việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga sẽ không giúp ích gì cho việc điều tra vụ đầu độc.

5. Bạo động và hỏa hoạn tại đồn cảnh sát Venezuela, 68 người chết

Người nhà của các tù nhân gào khóc trong cuộc xung đột làm 68 người chết. Ảnh: Reuters.
Người nhà của các tù nhân gào khóc trong cuộc xung đột làm 68 người chết. Ảnh: Reuters.
Quan chức chính phủ Venezuela cho biết vụ bạo loạn xảy ra ngày 29/3 tại đồn cảnh sát thành phố Valencia, bang Carabobo, làm ít nhất 68 người chết.

Chính quyền Venezuela đưa ra thông báo trên vài giờ sau khi đám đông biểu tình trước nhà tù tại đồn cảnh sát. Đám đông này gồm gia đình của các tù nhân bị tạm giam, tụ tập gây sự với các sĩ quan cảnh sát, gào khóc vì cái chết của nhiều tù nhân trong một vụ hỏa hoạn trước đó.

Theo BBC, những người người bị bắt đã đốt nệm trong nhà tù, cố gắng vượt ngục. Gia đình của các tù nhân cho biết nhiều người đã chết vì khói độc trong vụ hỏa hoạn.

6. Nga sẽ đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại St. Petersburg và Ekaterinburg?

Nga sẽ đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại St. Petersburg và Ekaterinburg?
Nga sẽ đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại St. Petersburg và Ekaterinburg?
Trong một cuộc thăm dò dư luận do Đại sứ quán Nga tại Mỹ tổ chức, người sử dụng mạng xã hội Twitter đã bỏ phiếu ủng hộ đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố St. Petersburg, Nga.

Ria Novosti đưa tin, theo kết quả thăm dò dư luận, gần một nửa số người được hỏi - 47% ủng hộ quyết định đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố St. Petersburg, Nga.

Ngoài ra, cũng theo cuộc thăm dò dư luận trên, 35% số người được hỏi ủng hộ việc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Ekaterinburg, 18% ủng hộ việc đóng tòa nhà ngoại giao tại thành phố Vladivostok. Tổng cộng có 57.5 nghìn người tham gia vào cuộc khảo sát.

7. Syria phát động chiến dịch quân sự lớn ở Đông Ghouta
Quân đội Syria phát động chiến dịch quân sự lớn ở Đông Ghouta.
Quân đội Syria phát động chiến dịch quân sự lớn ở Đông Ghouta.
Quân đội Syria thông báo đang chuẩn bị mở một chiến dịch với quy mô lớn tấn công vào Douma, thị trấn cuối cùng do lực lượng nổi dậy kiểm soát ở Đông Ghouta nếu nhóm vũ trang Hồi giáo Jaish al-Islam không nhất trí chuyển giao quyền kiểm soát khu vực này.

Báo al-Watan ủng hộ Chính phủ Syria ngày 28/3 khẳng định: "Các lực lượng của Chính phủ Syria được triển khai ở Ghouta đang chuẩn bị một chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Douma nếu các phần tử khủng bố Jaish al-Islam không nhất trí chuyển giao quyền kiểm soát thành phố này và rút khỏi đây".

Mặc dù không thông báo cụ thể, song theo một quan chức Syria đề nghị giấu tên, tình hình tại thị trấn Douma đang hết sức nghiêm trọng và 2 ngày tới sẽ là giai đoạn quyết định.

    tin mới

    NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

    NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

    (Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

    Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

    Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

    (Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

    Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

    Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

    (Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

    Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

    Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

    (Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

    Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

    Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

    (Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

    Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

    Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

    (Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

    Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

    Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

    (Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

    Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

    Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

    (Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.