Mỹ cân nhắc tái thử nghiệm hạt nhân sau 3 thập kỷ

Theo Tuấn Anh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Các nguồn thạo tin tiết lộ, Chính phủ Mỹ đang cân nhắc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của nước này kể từ năm 1992, đảo ngược một lệnh cấm kéo dài suốt nhiều thập kỷ qua.
Tờ Washington Post hôm 22/5 trích dẫn lời các quan chức giấu tên cho hay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thảo luận về khả năng nói trên trong một cuộc họp của các quan chức cấp cao đến từ nhiều cơ quan an ninh quốc gia ngày 15/5.
Động thái tiếp sau khi Washington lên tiếng cáo buộc Nga và Trung Quốc vi phạm việc cấm thử hạt nhân ngầm dưới đất, điều cả Moscow và Bắc Kinh đều khăng khăng phủ nhận.
Một vụ thử tên lửa hành trình tầm trung trên bệ phóng di động của Hải quân Mỹ ở đảo San Nicolas ngoài khơi thành phố Los Angeles, bang California. Ảnh: DPA
Một vụ thử tên lửa hành trình tầm trung trên bệ phóng di động của Hải quân Mỹ ở đảo San Nicolas ngoài khơi thành phố Los Angeles, bang California. Ảnh: DPA

Theo một quan chức Mỹ, động thái có thể hữu ích trong việc đàm phán một thỏa thuận 3 bên nhằm kiểm soát các kho vũ khí nguyên tử của Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Washington lâu nay vẫn thúc ép Bắc Kinh gia nhập một phiên bản cập nhật của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), vốn dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.

Một phóng viên của tạp chí Time nói, Mỹ đã có các bước đi đầu tiên hướng tới việc khôi phục các vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 2017. Thời điểm đó, một quan chức thuộc Cơ quan an ninh nguyên tử quốc gia Mỹ từng đề cập tới việc sử dụng điều này cho "các mục đích chính trị".

Một nguồn tin cho biết thêm, cuộc họp ngày 15/5 không đi đến kết luận về khả năng tái thử hạt nhân. Song, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại, động thái có thể gửi tín hiệu tiêu cực tới những quốc gia như Triều Tiên và dấy lên sự hoài nghi về tính cần thiết phải tuân thủ các lệnh cấm thử vũ khí nguyên tử.

Theo Sputnik, Nga bày tỏ sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần kiểm chứng được và có sự quyết tâm của Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc từ chối tham gia bất kỳ thỏa thuận 3 bên nào cũng như khẳng định Mỹ và Nga phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giảm số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.