Mỹ cảnh báo xử lý Ấn Độ vì mua S-400 Nga

Theo Nguyễn Tiến (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trump tuyên bố Ấn Độ sẽ "sớm biết" Mỹ đưa ra phản ứng gì trước thương vụ mua S-400 Nga, trị giá hơn 5 tỷ USD.
Mỹ cảnh báo xử lý  Ấn Độ vì mua S-400 Nga  ảnh 1

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik.

"Ấn Độ sẽ sớm biết thôi. Mọi người sẽ thấy sớm hơn mọi người nghĩ", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu khi được báo giới hỏi về phản ứng của Mỹ trước việc Ấn Độ ký hợp đồng mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga, RT đưa tin.

Thương vụ S-400 với trị giá lên đến 5,43 tỷ USD của Ấn Độ có thể khiến nước này bị cấm vận theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA). Hiện Ấn Độ nằm trong diện miễn trừ của CAATSA song tuyên bố nói trên của Trump có thể đề cập đến việc loại Ấn Độ khỏi danh sách miễn trừ, NDTV nhận xét.

Ấn Độ là nước thứ ba mua tổ hợp S-400 Nga, sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 9/2018, Mỹ cấm vận đơn vị quân đội Trung Quốc và người đứng đầu đơn vị này do Trung Quốc mua tiêm kích Su-35 và tổ hợp S-400 của Nga. Mỹ đang đóng băng quá trình bàn giao tiêm kích tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ với lý do tương tự.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo sẽ loại Ấn Độ khỏi danh sách miễn trừ cấm vận theo đạo luật CAATSA nếu theo đuổi hợp đồng mua S-400 của Nga. "Việc miễn trừ là hạn chế để các quốc gia từ bỏ trang thiết bị Nga nhưng chấp nhận phụ tùng cho các trang thiết bị được mua trước đó", một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết.

Mặc dù biết New Delhi có thể đối mặt với lệnh cấm vận từ Washington, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Bipin Rawat cho biết quân đội nước này vẫn muốn mua trực thăng Kamov cùng nhiều vũ khí và công nghệ hiện đại từ Nga để tăng cường năng lực tác chiến.

Economic Times nhận định là các thương vụ với Nga có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Mỹ cho Ấn Độ, tác động tiêu cực đến các thương vụ xuất khẩu máy bay không người lái và tên lửa Patriot của Mỹ ra nước ngoài.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.