Mỹ công bố ưu tiên chính sách tại châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 5/2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel đã chủ trì cuộc họp báo với chủ đề "Các ưu tiên chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2015" tại thủ đô Washington.
Mở đầu cuộc họp báo, ông Russel cho biết năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã hai lần tới châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng John Kerry cũng có năm chuyến thăm tới khu vực này và cùng với đó là hàng loạt chuyến thăm của các quan chức bộ ngành như thương mại, an ninh, năng lượng...
Daniel Russel. (Nguồn: Yonhap/TXTVN)
Daniel Russel. (Nguồn: Yonhap/TXTVN)
Theo ông Russel, với nhiều đối tác quan trọng và vị thế chiến lược của châu Á-Thái Bình Dương, khu vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 2015 cũng là 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt Nam, 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, 70 năm thành lập Liên hợp quốc. 
Nhiều khả năng, năm 2015 còn đánh dấu sự ra đời của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự kiện có ý nghĩa chiến lược và ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực thương mại, đầu tư và sự thịnh vượng của 12 nước thành viên TPP, của châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Ông Russel khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục khai triển chính sách "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương và chính sách này cũng đã được Ngoại trưởng Kerry coi là “ưu tiên hàng đầu" trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhà ngoại giao này nêu rõ Mỹ đã xoay trục trở lại châu Á, thể hiện qua gói đề xuất ngân sách mà Tổng thống Obama vừa công bố đầu tuần, trong đó ngân sách viện trợ nước ngoài dành cho khu vực Đông Á-Thái Bình Dương tăng 8%.
Liên quan tới tình hình Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Russel một lần nữa khẳng định thái độ của Mỹ là trung lập, song Washington phản đối cách hành xử của Trung Quốc. Mỹ bày tỏ quan ngại về những tác động không lường trước được của cách hành xử đó trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. 
Ông lưu ý Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng Mỹ được hưởng lợi khi Trung Quốc có mối quan hệ hữu hảo và ổn định với các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Mỹ ủng hộ các bên liên quan tự kiềm chế. 
Ông Russel cũng đồng thời nêu rõ quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất, sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa hai nước sẽ mang đến những lợi ích trực tiếp cho hai nước, khu vực cũng như toàn cầu.
Trong năm 2015, bên cạnh quyết tâm đẩy mạnh hợp tác và củng cố vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cũng sẽ tập trung giải quyết các vấn đề "nóng" tại khu vực này như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên..../.
Theo TTXVN

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.