Mỹ công bố yếu tố Arab trong tài liệu mật vụ khủng bố 11/9

Chính phủ Mỹ công bố một phần báo cáo điều tra của quốc hội về vụ khủng bố chấn động thế giới hôm 11/9/2001.

Tòa tháp đôi ở New York bị tấn công trong vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Ảnh:Tomatobubble.com
Tòa tháp đôi ở New York bị tấn công trong vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Ảnh:Tomatobubble.com

Theo AFP, bản tài liệu mật mang tên "28 trang" đã được bảo mật nhiều năm qua. Nội dung một phần tài liệu được giải mật cho rằng 15 trong số 19 tên không tặc có quốc tịch Arab gây ra vụ khủng bố 11/9 đã "tiếp xúc, nhận được hỗ trợ, giúp đỡ từ các cá nhân có thể có quan hệ với chính phủ Arab Saudi". 

Một người được cho là xuất thân từ Bộ Nội vụ Arab, ở tại miền đông nước Mỹ đã gây nghi ngờ lớn khi lên cơn động kinh trong cuộc thẩm vấn về mối quan hệ với không tặc của Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI). Người này sau khi được ra viện đã trốn khỏi Mỹ. 

Tình báo Mỹ cho biết người anh cùng cha khác mẹ với trùm khủng bố Osama bin Laden từng làm việc cho đại sứ quán Arab Saudi tại Washington có liên hệ với chỉ huy nhóm không tặc 11/9 là Mohammed Atta. 

Tại California, một người khác bị cho là tình báo Arab Saudi cũng bị nghi ngờ cung cấp "hỗ trợ đáng kể" cho hai tên không tặc khác trong vụ 11/9.

Danh bạ điện thoại của một tổ chức khủng bố al-Qaeda bị thu giữ tại Pakistan cũng có số điện thoại ở Mỹ của một công ty mang tên Colorado, có liên hệ với đại sứ quán Arab Saudi. 

Phản ứng trước các thông tin này, Ngoại trưởng Arab Saudi Adel al-Jubeir cho biết chưa cá nhân nào trong số nhóm khủng bố được chứng minh là có quan hệ với chính phủ của ông. "Vấn đề bây giờ đã kết thúc. Chúng tôi hy vọng với sự giải mật tài liệu, các chỉ trích nhằm vào đất nước chúng tôi sẽ chấm dứt".

Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết tài liệu mật là của một ủy ban điều tra độc lập được thành lập sau vụ khủng bố và họ đã "không làm sáng tỏ hay đưa ra kết luận" nào về vụ việc. 

Nhiều năm qua, quốc hội Mỹ bày tỏ tức giận với việc tình báo nước này bỏ lọt các mối liên hệ giữa bọn khủng bố và Arab Saudi. Quốc hội cho rằng cách làm việc của tình báo Mỹ là "không thể chấp nhận" do các mối liên hệ này có thể "gây ra nguy cơ an ninh nghiêm trọng với đất nước".

Chính quyền cựu tổng thống Bush từng cho rằng cần bảo vệ các nguồn tin của tình báo Mỹ nên cần phân loại tài liệu. Ông Bush cũng lo ngại việc công bố toàn bộ tài liệu có thể gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đồng minh với Arab Saudi. 

Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã quyết định giải mật toàn bộ tài liệu. Những tiết lộ này có thể sẽ thúc đẩy những cuộc tranh cãi mới về mối quan hệ Washington - Riyadh và vai trò của Arab Saudi trong việc dung dưỡng chủ nghĩa khủng bố. 

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.