Mỹ gắng trấn an đồng minh về gói viện trợ Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn)- Tổng thống Joe Biden ngày 3/10 đã điện đàm với các đồng minh chủ chốt để trấn an họ về việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi tình trạng hỗn loạn chính trị gia tăng ở Washington khiến chính sách viện trợ quân sự mới vào tình thế nguy hiểm hơn.

Ông Biden đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo phương Tây để xoa dịu căng thẳng sau khi khoản hỗ trợ mới dành cho Ukraine bị loại khỏi thỏa thuận tại Quốc hội Mỹ nhằm tránh việc chính phủ đóng cửa cuối tuần trước, trong bối cảnh phe Cộng hòa theo đường lối cứng rắn phản đối.

Nhưng hy vọng của đảng viên Đảng Dân chủ- Tổng thống Biden - về việc nhanh chóng thông qua một dự luật mới dành cho Ukraine đã tan thành mây khói, khi chính những người theo đường lối cứng rắn đó đã lật đổ Chủ tịch Hạ viện Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy trong một cuộc nổi loạn.

Nhà Trắng cho biết trong bối cảnh tình trạng hỗn loạn đe dọa cản trở bất kỳ công việc lập pháp nào, Tổng thống Biden đã kêu gọi nhanh chóng bầu một Chủ tịch Hạ viện mới để đối đầu với “những thách thức cấp bách mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt”.

Tổng thống Mỹ trước đó đã gọi điện cho lãnh đạo các đồng minh chủ chốt là Anh, Canada, Đức, Italy, Nhật Bản, Ba Lan, Romania, những người đứng đầu EU và NATO cũng như Ngoại trưởng Pháp.

Nhà Trắng cho biết: “Tổng thống Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine trong thời gian cần thiết, trong khi nước này đang nỗ lực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".

anh 1.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP​

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cảnh báo rằng nếu viện trợ mới không được phê duyệt, các quỹ hiện có để giúp Ukraine chống lại cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chỉ tồn tại trong “vài tháng”.

Kirby nói với các phóng viên: “Thời gian không phải là bạn của chúng tôi”. Việc thiếu hụt nguồn tài trợ sẽ không chỉ gây tổn hại cho Ukraine trên chiến trường mà còn “khiến Putin tin rằng ông ấy có thể chờ đợi và không phải làm gì đến khi chúng ta thua cuộc".

Lầu Năm Góc cho biết họ có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu quân sự của Ukraine “chỉ một chút nữa thôi” với sự hỗ trợ đã được cấp phép từ trước. Các đồng minh vội vã sau lời kêu gọi để thể hiện một mặt trận thống nhất với Mỹ, đất nước cho đến nay là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Ukraine.

Nga đã tấn công vào sự hỗn loạn ở Washington, với việc Điện Kremlin khẳng định tình trạng mệt mỏi do chiến tranh của phương Tây sẽ gia tăng do sự bấp bênh trong chính sách hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine.

Biden quan ngại vai trò toàn cầu của Mỹ đang bị đe dọa, đồng thời tuyên bố trên mạng xã hội rằng "chúng tôi là quốc gia không thể thiếu trên thế giới - hãy hành động như Mỹ".

Vấn đề viện trợ cho Ukraine giờ đây dường như sẽ trở thành con tin trong nền chính trị Mỹ khi chỉ còn hơn một năm nữa là đến cuộc bầu cử, với diễn biến đảng Cộng hòa cực hữu lật đổ Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã đặt việc chấm dứt viện trợ cho Ukraine lên hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Sự hỗn loạn xảy ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thăm Washington vào tháng 9 để thuyết phục Mỹ tiếp tục ủng hộ. Lập trường phản đối của những người theo đường lối Cộng hòa cứng rắn đã lan rộng hơn một năm rưỡi sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, bao gồm cả một số cử tri. Một cuộc thăm dò do ABC/Washington Post công bố ngày 24/9 cho thấy 41% số người được hỏi nói rằng Mỹ đã làm quá nhiều để hỗ trợ Ukraine, tăng từ 33% vào tháng 2 và chỉ 14% vào tháng 4 năm ngoái.

Hoài nghi về sự đoàn kết của phương Tây cũng gia tăng sau khi Slovakia bầu lãnh đạo dân túy Robert Fico - người đã cam kết chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine - lên làm thủ tướng vào cuối tuần qua./.

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.