Mỹ giăng thế trận đối phó Trung Quốc trước thềm đối thoại Shangri-La

Theo Trung Hiếu (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Một lần nữa công luận thế giới lại đổ dồn về điểm nóng Biển Đông trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc hết sức căng thẳng với cuộc chiến thương mại.

Đụng độ giữa 2 lợi ích

Sau nhiều năm đối đầu Mỹ - Trung hết sức nóng bỏng ở khu vực Biển Đông, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Michael Shanahan dự kiến sẽ công bố chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mới của Lầu Năm Góc tại Đối thoại Shangri-La vào hôm 1/6/2019.

Đáng lưu ý, chỉ 1 ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) theo kế hoạch sẽ phát biểu về vai trò của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đây là viên tướng cấp cao nhất của Trung Quốc xuất hiện tại hội nghị quốc phòng hàng đầu này của châu Á trong 8 năm.

Tàu tấn công lưỡng cư Mỹ Wasp. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu tấn công lưỡng cư Mỹ Wasp. Ảnh: Hải quân Mỹ
Sự hiện diện của hai quan chức này có ý nghĩa lớn. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ 1,3 triệu km2 Biển Đông và bất chấp tất cả để thiết lập vị thế của mình ở đây. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố không chịu nhượng dù chỉ là một ly của cái gọi là “chủ quyền” của họ ở khu vực này.

Trong khi đó, các quan chức quân sự Mỹ đã cam kết mạnh sẽ tiếp tục bảo đảm một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.

William Choong, nghiên cứu viên cao cấp tại Đối thoại Shangri-La cho hay, trong một đoạn tweet đăng tải hôm 28/5/2019 rằng sự có mặt của cả ông Ngụy và ông Shanahan sẽ tạo ra “một cuộc đụng độ giữa 2 tầm nhìn, đó là chủ trương “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở” của Mỹ - Nhật Bản và chủ trương “châu Á dành cho người châu Á” của Trung Quốc”.

Nhà phân tích Carl Schuster, cựu Giám đốc tại Trung tâm Tình báo Liên hợp của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, nói với CNN: “Các lãnh đạo Trung Quốc giờ nhận ra giá trị của các diễn đàn quốc phòng đa phương và muốn tước đi của Mỹ thế độc tôn về ảnh hưởng cường quốc”.

Thế trận hùng hậu và toàn diện của Mỹ ở Biển Đông

Ý đồ của Mỹ đối với khu vực Biển Đông đã được truyền tải đi một cách mạnh mẽ.

Lầu Năm Góc đã đẩy mạnh hoạt động tự do hàng hải với mức độ thường xuyên là hàng tuần. Và tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ trong tháng 5 này có nói rằng các máy bay phản lực của không quân Mỹ đã bay bên trong và xung quanh Biển Đông gần như hàng ngày.

Washington cũng đã gửi tàu chiến qua eo biển Đài Loan chia tách đại lục Trung Quốc với đảo Đài Loan (mà phía Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai) tới vài lần trong năm 2019 này.

Đã vậy, Mỹ lại không hành động một mình. Các đồng minh và đối tác của Mỹ cũng tích cực hoạt động trong khu vực.

Áp lực của Mỹ lên Bắc Kinh dâng lên ở cả thủ đô Washington, nơi nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ vào tuần trước đã trình dự luật áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty và cá nhân Trung Quốc giúp đỡ xây dựng thế trận của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong một thông cáo, Thượng nghị sĩ phe Dân chủ Mỹ Ben Cardin khẳng định: “Trung Quốc là bên bắt nạt ở cả Biển Đông và biển Hoa Đông, xâm phạm và hăm dọa các nước láng giềng. Không thể khoanh tay trước cách cư xử đó”./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.