Mỹ kêu gọi các đồng minh NATO gửi chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine

Hoàng Bách (Theo RT)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Theo RT, trong một lá thư mà hãng tin Reuters tiếp cận được hôm 17/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói rằng, Đan Mạch và Hà Lan có thể gửi máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine ngay sau khi khóa huấn luyện phi công hoàn tất.

64de977585f5403cc438a799.jpg
F-16 của Không quân Hà Lan tham gia hoạt động tuần tra của NATO trên bầu trời Baltic. Ảnh: AP

Ông Blinken viết trong thư gửi những người đồng cấp tại La Haye và Copenhagen: “Tôi viết thư này để bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của Mỹ đối với cả việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine lẫn việc đào tạo các phi công Ukraine bởi những người hướng dẫn F-16 có trình độ”.

Theo Reuters, ông Blinken đã cam kết rằng Mỹ sẽ chấp thuận tất cả các yêu cầu cần thiết của bên thứ ba đối với việc cung cấp máy bay phản lực do Mỹ sản xuất, để Ukraine có thể “tận dụng tối đa các năng lực mới của mình ngay khi nhóm phi công đầu tiên hoàn thành việc đào tạo".

Thông tin về lá thư trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi phát ngôn viên Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat nói với các phóng viên rằng Kiev có "hy vọng cao" về việc tiếp nhận loại chiến đấu cơ trên trong năm nay, nhưng "thật không may, hiện đã rõ ràng là chúng tôi sẽ không thể bảo vệ Ukraine bằng F-16 trong suốt mùa Thu và mùa Đông này năm nay”.

RT cho biết, Đan Mạch và Hà Lan đang là mũi nhọn của “liên minh” nhằm huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất. Liên minh này cũng bao gồm Bỉ, Canada, Luxembourg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Vương quốc Anh và Thụy Điển. Khoảng một nửa số quốc gia trên không thực sự sở hữu F-16 trong biên chế. Và không quốc gia trong số họ công khai cam kết gửi bất kỳ chiếc F-16 nào tới Kiev.

Cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Jake Sullivan, đã tỏ ra kiên quyết vào đầu tháng 7, nói với các phóng viên rằng các máy bay này “có khả năng” sẽ đến từ “các quốc gia châu Âu có nguồn cung F-16 dư thừa”.

F-16 là máy bay chiến đấu một động cơ, được General Dynamics thiết kế vào những năm 1970 và hiện đang được sản xuất có giới hạn bởi Lockheed Martin, nơi đồng thời sản xuất chiếc F-35 khét tiếng.

Các quan chức Ukraine đã tiết lộ, khóa huấn luyện nói trên bắt đầu “vào khoảng tháng 8”, còn các máy bay sẽ được đưa vào sử dụng trước cuối tháng 3/2024, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng lịch trình. Tuy nhiên, mới đây, tờ Washington Post lưu ý rằng, 6 phi công đầu tiên sẽ cần phải học một khóa tiếng Anh 4 tháng, trước khi họ có thể bắt đầu các bài học bay.

Khi ông Biden lần đầu tiên đề cập đến F-16 hồi tháng 5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nói rằng,việc gửi chúng đến Ukraine sẽ là “sự leo thang không thể chấp nhận” và cảnh báo phương Tây chớ “đùa với lửa”.

Phát biểu hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự đoán F-16 sẽ “cháy rụi” giống như xe tăng phương Tây cung cấp cho Kiev, đồng thời cho biết Nga sẽ tìm mọi cách tấn công các địa điểm bên ngoài Ukraine nếu những chiếc máy bay F-16 đặt ở đó. Việc vận hành F-16 đòi hỏi phải có đường băng phẳng đẹp, thứ mà hiện Ukraine không sở hữu.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.