Mỹ khẳng định vẫn chiến đấu chống IS; Nga và Anh dần khôi phục số nhân viên ngoại giao

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Nga và Anh dần khôi phục số nhân viên ngoại giao; Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mua tên lửa Mỹ nếu bị cấm mua vũ khí Nga; Mỹ khẳng định kế hoạch rút quân khỏi Syria song vẫn chiến đấu chống IS; Thái Lan vẫn chưa ấn định ngày bầu cử... là những tin tức nổi bật thế giới 24h qua.

Vụ điệp viên Skripal: Nga và Anh dần khôi phục số nhân viên ngoại giao

Đại sứ quán Nga tại Anh. Nguồn: Independent
Đại sứ quán Nga tại Anh. Nguồn: Independent

Gần một năm sau cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Nga và Anh liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Nga tại thành phố Salisbury của Anh khiến hai bên đều giảm số lượng đại diện ngoại giao lẫn nhau, ngày 10/1, Moskva và London đã nhất trí sẽ tăng để bù lại số đại diện bị giảm, song vẫn chưa thể quay trở về số lượng trước kia. 

Như vậy, phái bộ ngoại giao của hai nước đều được bổ sung sau khi đã giảm kể từ tháng 3/2018 khi 23 nhân viên ngoại giao Nga đã bị Anh trục xuất và phía Nga đã áp dụng biện pháp đáp trả tương ứng.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mua tên lửa Mỹ nếu bị cấm mua vũ khí Nga

tho nhi ky se khong mua ten lua my neu bi cam mua vu khi nga hinh 1
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, Ankara sẽ không chấp nhận việc Mỹ áp đặt điều kiện liên quan đến thỏa thuận mua hệ thống S-400 của Nga. Ảnh: Reuters

Ngày 10/1, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ nếu các điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ không thể được thực hiện nếu Mỹ buộc Thổ Nhĩ Kỳ không mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Thỏa thuận mua hệ thống S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký vào tháng 12/2017 với trị giá 2,5 tỷ USD, bất chấp những phản đối gay gắt từ Mỹ. Mỹ chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ vì mua công nghệ quân sự của Nga, cho rằng nó có thể không tương thích với vũ khí trang bị của khối NATO, đồng thời đe dọa áp đặt trừng phạt nếu thỏa thuận được tiếp tục.

KCNA: Chủ tịch Trung Quốc nhận lời thăm Triều Tiên

Chú thích ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh ngày 8/1. Ảnh: Xinhua

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời thăm Bình Nhưỡng sau khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh tuần qua. “Ông Tập Cận Bình đã nhận lời mời (thăm Bình Nhưỡng)”, KCNA thông báo ngày 10/1 song không cung cấp thông tin chi tiết. 

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa của Trung Quốc không đề cập đến lời mời của ông Kim Jong-un nhưng cho biế, Bắc Kinh ủng hộ những nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phi hạt nhân hóa, đồng thời tán thành các biện pháp nhượng bộ từ cả Triều Tiên lẫn Mỹ. Bắc Kinh tin tưởng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai sẽ đạt được một thỏa thuận tích cực.

Mỹ khẳng định kế hoạch rút quân khỏi Syria song vẫn chiến đấu chống IS

Chú thích ảnh
Binh sĩ Mỹ tại làng Darbasiyah, miền Bắc Syria, ngày 28/4/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Ngày 10/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington sẽ rút quân ở Syria trong khi tiếp tục hoàn tất cuộc chiến chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.

Phát biểu họp báo với Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ở Cairo, Ngoại trưởng Pompeo nêu rõ kế hoạch của Mỹ rút binh sĩ khỏi Syria vẫn được thực hiện bất chấp sự chỉ trích của các quốc gia đồng minh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Mỹ vẫn là một đối tác kiên định ở Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố. 

Thái Lan chưa ấn định ngày bầu cử

Thái Lan chưa ấn định ngày bầu cử - Ảnh 1.
Người biểu tình ở Bangkok ngày 8/1 đòi bầu cử vào 24/2. Ảnh: Reuters

Chính quyền Thái Lan vẫn chưa chắc chắn về ngày bầu cử mới trong khi giới phân tích cảnh báo sự bất ổn có thể tạo ra nhiều vấn đề chính trị khác và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế nước này. "Bầu cử sẽ diễn ra vào thời điểm của nó. Tôi chưa từng nói gì về việc hoãn hay không hoãn" - tờ The Nation ngày 9/1 dẫn lời Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nói.

Đến nay cũng chưa có cơ quan nào của Thái Lan xác nhận ngày bầu cử chính thức. Ủy ban bầu cử Thái Lan cho biết, sẽ định ngày bầu cử sau khi có sắc lệnh hoàng gia. Truyền thông nước này cho biết, có thể ngày bầu cử sẽ được dời đến ngày 24/3 thay vì 24/2 như dự kiến. Nhiều cuộc biểu tình nhỏ diễn ra trên khắp Thái Lan ngày 8/1, và trước đó là 6/1, để phản đối việc hoãn ngày bầu cử.

Canada sẽ tiếp nhận hơn 1 triệu người nhập cư trong 3 năm tới

canada se tiep nhan hon 1 trieu nguoi nhap cu trong 3 nam toi hinh 1

Hashem Emami đến từ Iran tuyên thệ trong một buổi lễ nhập tịch. Ảnh: Getty Images

Theo báo cáo thường niên năm 2018 trước Quốc hội về tình hình di trú, Bộ trưởng Bộ Di trú Canada, Ahmed Hussen đã tiết lộ kế hoạch tiếp nhận tới 1.080.000 người nhập cư mới trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, trong đó riêng năm 2021 sẽ tiếp nhận số người nhập cư cao nhất là 370.000 người. Tức là cao hơn 84.000 người so với 286.000 người đã nhập cư vào Canada trong năm 2017.

Canada được coi là quốc gia đi đầu trên thế giới về các chính sách nhập cư. Ông Filippo Grandi, trưởng Cao Ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) đã ca ngợi Canada vì "sự hào phóng, cởi mở và sự sẵn lòng" giúp đỡ những người di cư. Tuy nhiên, kế hoạch tiếp nhận nhập cư mới này của Canada chỉ là một giọt nước trong đại dương so với số người di cư trên toàn thế giới. UNHCR cho biết, có khoảng 68,5 triệu người bị buộc vào hoàn cảnh phải di cư trong năm 2017. Đến cuối năm 2017, số người tị nạn tăng lên đến 1,19 triệu người.

SỰ KIỆN
  • Asian Cup 2019
  • Mỹ rút quân khỏi Syria
  • 40 năm chiến thắng Chiến tranh biên giới Tây Nam
  • Thảm họa sóng thần tại Indonesia
  • Việt Nam vô địch AFF Cup 2018
  • Biểu tình 'áo vàng' tại Pháp
  • AFF Suzuki Cup 2018
  • Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV
  • Xả súng đẫm máu ở Crimea
  • Sự cố tàu vũ trụ Soyuz
Thứ 5, 10/1/2019 | 10:23:56 PM (GMT+7)

KCNA: Chủ tịch Trung Quốc nhận lời thăm Triều Tiên

TIN LIÊN QUAN
  • Đoàn tàu đặc biệt của Triều Tiên rời Bắc Kinh (Trung Quốc)

    Đoàn tàu đặc biệt của Triều Tiên rời Bắc Kinh (Trung Quốc)

  • Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm khu công nghiệp Trung Quốc

  • Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bàn với Chủ tịch Trung Quốc về thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai?

  • Hình ảnh đoàn xe hộ tống nhà lãnh đạo Triều Tiên trên đường phố Bắc Kinh

MỚI NHẤT
  • Iraq triển khai lực lượng đặc nhiệm tại Kirkuk 

    Iraq triển khai lực lượng đặc nhiệm tại Kirkuk 

  • Mỹ khẳng định kế hoạch rút quân khỏi Syria song vẫn chiến đấu chống IS

  • Yemen lên án vụ tấn công của Houthi nhằm vào lễ diễu binh

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời thăm Bình Nhưỡng sau khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh tuần qua.

Tuy nhiên, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phía Bắc Kinh chưa xác nhận về chuyến thăm chính thức trên.

“Ông Tập Cận Bình đã nhận lời mời (thăm Bình Nhưỡng)”, KCNA thông báo ngày 10/1 song không cung cấp thông tin chi tiết. 

Mỹ khẳng định vẫn chiến đấu chống IS; Nga và Anh dần khôi phục số nhân viên ngoại giao ảnh 11
–– ADVERTISEMENT ––
Mỹ khẳng định vẫn chiến đấu chống IS; Nga và Anh dần khôi phục số nhân viên ngoại giao ảnh 12
Chú thích ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh ngày 8/1. Ảnh: Xinhua

Triều Tiên đã nhiều lần gửi lời mời công du đến nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có một lần hồi tháng 9/2018 – thời điểm quan hệ giữa hai nước ấm lên – đến dự chương trình kỷ niệm Quốc khánh của nước này. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình dự kiến “sớm” đến thăm Bình Nhưỡng. 

Trong khi đó, chuyến thăm từ ngày 7 – 9/1 mới đây đã là lần thứ 4 ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh kể từ khi nắm quyền năm 2011. 

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa của Trung Quốc không đề cập đến lời mời của ông Kim Jong-un nhưng cho biết Bắc Kinh ủng hộ những nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phi hạt nhân hóa, đồng thời tán thành các biện pháp nhượng bộ từ cả Triều Tiên lẫn Mỹ. Bắc Kinh tin tưởng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai sẽ đạt được một thỏa thuận tích cực. 

SỰ KIỆN
  • Asian Cup 2019
  • Mỹ rút quân khỏi Syria
  • 40 năm chiến thắng Chiến tranh biên giới Tây Nam
  • Thảm họa sóng thần tại Indonesia
  • Việt Nam vô địch AFF Cup 2018
  • Biểu tình 'áo vàng' tại Pháp
  • AFF Suzuki Cup 2018
  • Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV
  • Xả súng đẫm máu ở Crimea
  • Sự cố tàu vũ trụ Soyuz
Thứ 5, 10/1/2019 | 10:24:10 PM (GMT+7)

KCNA: Chủ tịch Trung Quốc nhận lời thăm Triều Tiên

TIN LIÊN QUAN
  • Đoàn tàu đặc biệt của Triều Tiên rời Bắc Kinh (Trung Quốc)

    Đoàn tàu đặc biệt của Triều Tiên rời Bắc Kinh (Trung Quốc)

  • Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm khu công nghiệp Trung Quốc

  • Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bàn với Chủ tịch Trung Quốc về thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai?

  • Hình ảnh đoàn xe hộ tống nhà lãnh đạo Triều Tiên trên đường phố Bắc Kinh

MỚI NHẤT
  • Iraq triển khai lực lượng đặc nhiệm tại Kirkuk 

    Iraq triển khai lực lượng đặc nhiệm tại Kirkuk 

  • Mỹ khẳng định kế hoạch rút quân khỏi Syria song vẫn chiến đấu chống IS

  • Yemen lên án vụ tấn công của Houthi nhằm vào lễ diễu binh

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời thăm Bình Nhưỡng sau khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh tuần qua.

Tuy nhiên, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phía Bắc Kinh chưa xác nhận về chuyến thăm chính thức trên.

“Ông Tập Cận Bình đã nhận lời mời (thăm Bình Nhưỡng)”, KCNA thông báo ngày 10/1 song không cung cấp thông tin chi tiết. 

Mỹ khẳng định vẫn chiến đấu chống IS; Nga và Anh dần khôi phục số nhân viên ngoại giao ảnh 18
–– ADVERTISEMENT ––
Mỹ khẳng định vẫn chiến đấu chống IS; Nga và Anh dần khôi phục số nhân viên ngoại giao ảnh 19
Chú thích ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh ngày 8/1. Ảnh: Xinhua

Triều Tiên đã nhiều lần gửi lời mời công du đến nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có một lần hồi tháng 9/2018 – thời điểm quan hệ giữa hai nước ấm lên – đến dự chương trình kỷ niệm Quốc khánh của nước này. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình dự kiến “sớm” đến thăm Bình Nhưỡng. 

Trong khi đó, chuyến thăm từ ngày 7 – 9/1 mới đây đã là lần thứ 4 ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh kể từ khi nắm quyền năm 2011. 

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa của Trung Quốc không đề cập đến lời mời của ông Kim Jong-un nhưng cho biết Bắc Kinh ủng hộ những nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phi hạt nhân hóa, đồng thời tán thành các biện pháp nhượng bộ từ cả Triều Tiên lẫn Mỹ. Bắc Kinh tin tưởng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai sẽ đạt được một thỏa thuận tích cực. 

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.