Mỹ lập căn cứ quân sự mới ở Iraq; Chủ tịch Cuba sẽ tương tác với người dân bằng Twitter

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Rộ tin đồn Trung Quốc bắt giữ công dân Canada thứ 3; Mỹ lập thêm căn cứ quân sự mới ở Iraq để giám sát hoạt động tại Syria; Nga tính đến kịch bản xấu nhất cho số phận Hiệp ước hạt nhân với Mỹ... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Rộ tin đồn Trung Quốc bắt giữ công dân Canada thứ 3

Cảnh sát Trung Quốc bên ngoài Đại sứ quán Canada ở Bắc Kinh /// Reuters

Cảnh sát Trung Quốc bên ngoài Đại sứ quán Canada ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Tờ báo Bưu chính Quốc gia Canada trích dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao nước này đưa tin, đã có thêm một công dân Canada bị bắt giữ tại Trung Quốc và đây là trường hợp thứ 3 Trung Quốc tiến hành bắt giữ công dân Canada. Tuy nhiên, phát biểu trong một cuộc họp báo tại Thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã phủ nhận thông tin trên.

Trước đó, 2 người Canada đã bị bắt giữ tại Trung Quốc sau khi cảnh sát Canada tiến hành bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu Giám đốc tài chính (CFO) của Tập đoàn viễn thông Huawei, Trung Quốc, ngày 1/12 vừa qua.

Nga tính đến kịch bản xấu nhất cho số phận Hiệp ước hạt nhân với Mỹ

nga tinh den kich ban xau nhat cho so phan hiep uoc hat nhan voi my hinh 1

Tổng thống Nga Vladimia Putin. Ảnh: RT.

Phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đề xuất để các nước khác tham gia ký kết Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) như một giải pháp để cứu vãn thỏa thuận, vốn đang chỉ được ký kết với Mỹ này.

Những tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Mỹ tiếp tục được giới chức Nga đưa ra, song Moscow không đặt quá kỳ vọng vào một thỏa thuận có thể đạt được. Kịch bản xấu nhất cho số phận Hiệp ước cũng đã được giới chức Nga tính đến.

Mỹ lập thêm căn cứ quân sự mới ở Iraq để giám sát hoạt động tại Syria

Mỹ lập căn cứ quân sự mới ở Iraq; Chủ tịch Cuba sẽ tương tác với người dân bằng Twitter ảnh 3

Nguồn: China Daily

Quân đội Mỹ đã xây dựng một căn cứ quân sự mới tại tỉnh Anbar, phía Tây của Iraq, gần biên giới với nước láng giềng Syria. Tờ báo độc lập al-Mashriq dẫn lời thị trưởng thị trấn al-Qaim, ông Ahmed al-Mahalawi khẳng định:

"Binh sỹ Mỹ đã xây dựng căn cứ tại vùng al-Maliha, gần thị trấn al-Qaim, cách thủ đô Baghdad (Iraq) khoảng 400km về phía Tây. Căn cứ mới sát với biên giới Syria dường như nhằm giám sát biên giới để bảo vệ các lực lượng Mỹ triển khai tại Syria, gần biên giới với Iraq".

Các lực lượng Mỹ "đã không thông báo với chính quyền tỉnh này về (việc xây dựng) các căn cứ quân sự".

Chủ tịch Cuba sẽ tương tác với người dân bằng Twitter, YouTube

Chủ tịch Cuba sẽ tương tác với người dân bằng Twitter, YouTube - Ảnh 1.
Chủ tịch Cuba, ông Miguel Diaz-Canel - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Cuba, ông Miguel Diaz-Canel, thông báo văn phòng của ông sẽ thiết lập một trang web mới, một tài khoản Twitter và một kênh Youtube để tương tác với người dân.

Theo hãng tin Reuters, ông Miguel Diaz-Canel hy vọng những kênh thông tin phổ biến thời công nghệ này sẽ giúp chính phủ Cuba có thể khai thác được những tiện ích thiết thực của kỷ nguyên công nghệ để truyền đạt tốt hơn nữa các chính sách đất nước đến với nhiều người dân trong nước.

Trong những năm qua khi Cuba tăng cường phát triển các dịch vụ kết nối mạng như cà phê Internet, công viên wifi, và đặc biệt là dịch vụ 3G lần đầu tiên trong tháng này, môi trường kết nối mạng ở đây đã được cải thiện đáng kể.

Đặc phái viên Mỹ tới Hàn Quốc tham vấn về tiến trình phi hạt nhân hóa

Mỹ lập căn cứ quân sự mới ở Iraq; Chủ tịch Cuba sẽ tương tác với người dân bằng Twitter ảnh 5

Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách Triều Tiên Stephen Biegun (phải) tại sân bay quốc tế Incheon, phía tây Seoul, Hàn Quốc ngày 28/10/2018. Ảnh tư liệu (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Ông Stephen Biegun, đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách Triều Tiên đã tới Hàn Quốc để tiến hành thảo luận về cách thức khôi phục tiến trình phi hạt nhân hóa.

Trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 4 ngày này, ông Biegun có khả năng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng bất chấp sự hợp tác liên Triều.

Taliban sẽ hòa đàm nếu binh sỹ nước ngoài rút khỏi Afghanistan

Binh sỹ Mỹ làm nhiệm vụ tại Lashkar Gah, tỉnh Helmand, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Binh sỹ Mỹ làm nhiệm vụ tại Lashkar Gah, tỉnh Helmand, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Alexander Venediktov, Trợ lý của Thư ký Hội đồng An ninh Nga, cho rằng phong trào Hồi giáo Taliban sẽ chỉ tham gia hòa đàm với chính phủ Afghanistan, sau khi binh lính nước ngoài rút khỏi quốc gia Nam Á này.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, ông Venediktov nêu rõ: "Theo ước tính của chúng tôi, phong trào Taliban, hiện vượt quá con số 60.000 thành viên, từ chối đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Afghanistan... Thủ lĩnh của phong trào này tuyên bố sẽ chỉ có thể tiến hành đàm phán sau khi 16.000 binh lính nước ngoài rút khỏi nước này".

Hy Lạp thông qua ngân sách mới với nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng

Người dân mua sắm tại một chợ hải sản ở Athens, Hy Lạp. Nguồn: AFP/TTXVN
Người dân mua sắm tại một chợ hải sản ở Athens, Hy Lạp. Nguồn: AFP/TTXVN

Các nhà lập pháp Hy Lạp vừa thông qua dự thảo ngân sách 2019, với nhiều biện pháp “khắc khổ” hơn, ghi dấu ngân sách đầu tiên không có cứu trợ tài chính từ bên ngoài sau gần 10 năm.

Dự thảo ngân sách mới sẽ vẫn chú trọng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” nhằm đảm bảo Hy Lạp đạt thặng dư ngân sách, phù hợp với thỏa thuận giảm nợ với các chủ nợ quốc tế.

Tuy vậy, trong ngân sách mới vừa được thông qua, Chính phủ Hy Lạp đã dành khoản hỗ trợ 900 triệu euro (1 tỷ USD) dưới hình thức cắt giảm thuế cũng như các chương trình an sinh xã hội nhằm hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn.

Hy Lạp hướng tới mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,1% năm 2018 và 2,5% năm 2019, với nợ giảm từ 180,4% GDP trong năm nay xuống còn 167,8% GDP trong năm tới. 

Đức nới lỏng quy định về nhập cư nhằm thu hút lao động lành nghề

Mỹ lập căn cứ quân sự mới ở Iraq; Chủ tịch Cuba sẽ tương tác với người dân bằng Twitter ảnh 8

Cảnh sát Đức đưa người tị nạn trở lại sân bay. Nguồn: rumoursaboutgermany.info

Nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thông qua dự luật nhập cư mới, nới lỏng các quy định về nhằm thu hút lao động lành nghề nước ngoài, kể cả người không phải công dân Liên minh châu Âu (EU), để bổ sung cho lực lượng lao động đang già đi của mình.

Dự thảo cũng đề xuất nới lỏng các thủ tục cấp thị thực cho lao động nước ngoài, theo đó những người muốn làm các công việc như nấu ăn, luyện kim hoặc trong ngành IT, sẽ được phép lưu lại nền kinh tế lớn nhất EU này trong sáu tháng để tìm việc và thử việc, với điều kiện họ có thể tự trang trải chi phí cho cuộc sống.

Để có hiệu lực, dự luật trên sẽ phải được Quốc hội phê chuẩn vào năm tới, tuy nhiên, dự báo sẽ có một số sửa đổi.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.