Mỹ, Nga rầm rộ đưa khí tài tập trận sát 'điểm nóng' Ukraina

Theo Việt Anh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Mỹ đưa tàu sân bay tới Địa Trung Hải để tập trận cùng NATO, trong khi Nga cũng chuyển hệ thống phòng không S-400 tới Belarus giữa lúc căng thẳng leo thang trong khu vực.
Lầu Năm Góc hôm 21/1 thông báo, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Harry S. Truman sẽ tham gia cuộc tập trận của NATO có tên gọi "Neptune Strike '22" ở Địa Trung Hải vào tuần tới.
Mỹ, Nga rầm rộ đưa khí tài tập trận sát 'điểm nóng' Ukraina ảnh 1
Tàu sân bay USS Harry S. Truman. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, cuộc tập trận dự kiến kéo dài 12 ngày, bắt đầu từ ngày 24/1 với mục đích "chứng minh khả năng của NATO trong việc phối hợp các khả năng tấn công hàng hải của nhóm tác chiến tàu sân bay trong các hoạt động ngăn chặn và phòng thủ của liên minh".

Mặc dù nhóm tàu sân bay USS Harry S. Truman sẽ hoạt động "dưới quyền kiểm soát của NATO", nhưng quyền chỉ huy chung của cuộc tập trận sẽ thuộc về Phó Đô đốc Eugene H. Black III, chỉ huy Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg "hoan nghênh" sự tham gia của tàu sân bay USS Harry S. Truman, gọi đây là "một dấu hiệu mạnh mẽ của sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương". Ông Stoltenberg khẳng định, NATO "sẽ luôn làm những gì cần thiết để bảo vệ tất cả đồng minh".

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby khẳng định, "Neptune Strike" là hoạt động được lên kế hoạch từ năm 2020 và không liên quan đến căng thẳng hiện tại với Nga.

Tuy nhiên, trang tin của Russia Today cho biết, cuộc tập trận "Neptune Strike" không xuất hiện trong danh sách các cuộc tập trận sắp tới của NATO tính đến chiều 21/1. Trang tin cho rằng đây là một cuộc tập bất ngờ của NATO giữa lúc căng thẳng leo thang trong khu vực.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 2 đơn vị của tổ hợp tên lửa đất đối không S-400 Triumph đã hoàn thành cuộc hành quân tới vùng Khabarovsk Krai ở Viễn Đông nước này, và sẽ được vận chuyển bằng đường sắt đến Belarus để tham gia tập trận chung với nước láng giềng. 

Theo giới chức quân đội hai nước, cuộc tập trận chung dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 2 tới, và là một phần của đợt kiểm tra khả năng phối hợp hành động quân sự giữa Nga và Belarus. Oleg Voinov, một quan chức quân sự cấp cao của Belarus cho biết, mục đích của cuộc tập trận nhằm "thực hành việc tái bố trí quân đội và hình thành các lực lượng đặc nhiệm trong một khoảng thời gian ngắn ở những hướng tiến công nguy hiểm, đồng thời "củng cố biên giới quốc gia".

Các cuộc tập trận diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa Moscow và phương Tây đang leo thang trong thời gian gần đây. Mỹ và các đồng minh cáo buộc Nga điều khoảng 100.000 quân tới sát biên giới với Ukraina, với lo ngại nước này có thể tấn công quốc gia láng giềng. Phía Nga đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc trên, và khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía Tây nước này hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.