Mỹ nhắc lại lập trường phản đối Nga xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2

Phú Bình (Theo TASS)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Washington một lần nữa phản đối việc xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 và nỗ lực ngăn chặn việc này.
Ảnh minh họa: TASS
Ảnh minh họa: TASS
Ngày 25/7, hãng thông tấn TASS đưa tin, người phát ngôn Heather Nauert của Bộ Ngoại giao Mỹ trong một tuyên bố cho biết, Mỹ nhắc lại lập trường phản đối việc thực thi dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.

Theo tuyên bố trên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Tài nguyên Năng lượng Frank Fannon đã có chuyến thăm Ukraine từ ngày 22-24/7, tổ chức các cuộc gặp tại thủ đô Kiev của nước này với Tổng thống Petro Poroshenko, Thủ tướng Vladimir Groisman, các Chủ tịch Verkovna Rada (Quốc hội) và các quan chức nhà nước khác.

Nauert khẳng định trong các cuộc họp, “Trợ lý Ngoại trưởng Fannon nhấn mạnh lập trường phản đối đối với Dòng chảy phương Bắc 2 cùng những nỗ lực quy mô hơn của Nga nhằm sử dụng năng lượng để gây tổn hại cho Ukraine và phá hoại an ninh châu Âu”.

“Trợ lý Ngoại trưởng Fannon cũng thảo luận tầm quan trọng đặc biệt của việc tiếp tục các cải cách trong lĩnh vực năng lượng nhằm thúc đẩy một ngành năng lượng minh bạch và cạnh tranh, là chìa khóa dẫn tới thành công của một nước Ukraine ổn định, thịnh vượng, dân chủ và tự do”, tuyên bố trên cho biết.

Washington đã nhiều lần phản đối xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 và tìm cách ngăn chặn việc này. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này là bởi Mỹ muốn thúc đẩy khí thiên nhiên hóa lỏng (KNG) của họ sang thị trường châu Âu. Theo các chuyên gia, nguồn cung LNG của Mỹ cho Liên minh châu Âu có thể đắt hơn nhiều so với nguồn vận chuyển khí tự nhiên của Nga.

Hồi năm ngoái, giới chức Mỹ đã thông qua Đạo luật Chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA). Luật này cho phép áp đặt các hạn chế đối với các công ty liên quan đến việc xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.

Các đối tác của Tập đoàn Gazprom của Nga trong Dòng chảy phương Bắc 2 gồm: Wintershall và Uniper của Đức; OMV của Áo, Engie của Pháp và Royal Dutch Shell  của Anh và Hà Lan.

Hôm 11/7, Tổng thống Mỹ đã kịch liệt chỉ trích các nước NATO ủng hộ xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Khi phát biểu trước phóng viên trước thềm cuộc gặp với Tổng Thư ký NATO tại Brussels, ông đã công kích Đức, gọi nước này là “một tù binh của Nga”.

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 theo kế hoạch sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2019. Mỗi nhánh trong tổng số 2 nhánh của đường ống này sẽ có dung tích lên tới 27,5 tỷ mét khối. Đường ống dự kiến chạy từ bờ biển Nga dọc theo đáy Biển Baltic đến bờ biển Đức, kết nối cơ sở tài nguyên của Nga với các khách hàng châu Âu. Tổng chi phí dự án Dòng chảy phương Bắc 2 ước tính khoảng 9,9 tỷ euro. Đường ống dẫn khí đốt này sẽ không chạy qua các nước trung chuyển chẳng hạn như Ukraine, Belarus và Ba Lan, mà chạy qua các vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.