Mỹ sẽ ném bom Iran?

(Baonghean.vn) - Hãng truyền thông ABC của Australia ngày 27/7 trích dẫn một nguồn tin cao cấp thuộc chính quyền Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết Mỹ có khả năng sẽ ném bom tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran vào đầu tháng 8 tới và Australia sẵn sàng hỗ trợ công tác xác định các mục tiêu cụ thể.

Ngay lập tức, Thủ tướng Turnbull đã lên tiếng phản bác thông tin nói trên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
 Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Theo ông Turnbull, văn phòng Thủ tướng, văn phòng Ngoại trưởng, Bộ Quốc phòng Australia không có bất kỳ phát ngôn nào liên quan tới vấn đề này và ông tin rằng những phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter khó có khả năng trở thành sự thật. 

Nhận định về câu chuyện nói trên, tiến sỹ Rodger Shanahan thuộc Học viện nghiên cứu Lowy của Australia đã có bài phân tích đăng trên trang mạng của Lowy. 

Mở đầu bài viết, tiến sỹ Shanahan cho rằng cần phải xác định các xuất phát điểm của câu chuyện nói trên. Theo tác giả, xuất phát điểm tốt nhất để nói đến vấn đề này nên được bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2007 và bản thuyết trình du dương của Thượng nghị sĩ John McCain - ứng cử viên thổng thống Mỹ lúc bấy giờ - về điệp khúc “đánh bom, đánh bom Iran” theo giai điệu bài hát “Barbara Ann” của nhóm nhạc Beach Boys.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể bắt đầu vào tháng 11/2012, khi có thông tin cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã sẵn sàng “trong vài giờ” để tấn công Iran nhằm ngăn chặn quốc gia này thực hiện việc mua bán vũ khí hạt nhân. 

Hoặc có lẽ là vào năm 2015, khi John Bolton, bây giờ là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, đã viết một bài phân tích trên tạp chí New York Times với tựa đề “Để ngăn chặn Iran ném bom, hãy đánh bom Iran”.

Tổng thống Trump có thể ra lệnh không kích Iran. Ảnh: Getty
Tổng thống Trump có thể ra lệnh không kích Iran. Ảnh: Getty
Nói cách khác, việc đánh bom Iran đã từng được nhắc đến, được lên kế hoạch và bị đe dọa. Tuy nhiên, thực tế nó chưa bao giờ xảy ra. Có một vài lý do giải thích tại sao đây là là vấn đề quan trọng.

Và nếu việc này chưa từng xảy ra trong quá khứ, nó chắc chắn sẽ không xảy ra khi Tehran vẫn luôn tuân thủ một thỏa thuận hạt nhân quốc tế được gọi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), nơi mọi chính phủ, trừ Washington, vẫn cam kết công khai thực hiện.

Vì vậy, những cơ sở pháp lý cho việc ném bom các mục tiêu chưa được tiết lộ tại một quốc gia vẫn đang tuân thủ một thỏa thuận (mà có thể bạn không thích thỏa thuận đó) khá mong manh, đến nỗi chính quyền Trump khó có thể thực hiện được ý đồ ném bom của mình.

Sẽ không phải là cực đoan khi cho rằng bất cứ quốc gia nào bị lôi kéo vào các kế hoạch của Mỹ (các quốc gia khác ngoài Israel) đều muốn tham gia đánh bom một quốc gia đang tuân thủ thỏa thuận mà họ phải rất khó khăn mới có thể đàm phán thành công.

Bên cạnh đó, việc đánh bom cũng gây ra một tác động thứ hai, đó là thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Iran vốn luôn tiềm ẩn mạnh mẽ.

Vì vậy, mặc dù phần lớn dân số đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính phủ vì những lý do chính trị, xã hội và kinh tế, thì một kế hoạch đánh bom chống lại đất nước, mà ở đó dân chúng đều biết được quốc gia của mình đang tuân thủ JCPOA, sẽ càng khiến người dân Iran nổi dậy mạnh mẽ hơn, chứ không phải bị suy yếu đi.

Theo tác giả, hãy cùng hy vọng rằng câu chuyện mà hãng truyền thông ABC đăng tải đơn thuần là chỉ là một phần của chiến dịch “hùng biện” mà chính quyền Trump đang áp dụng để chống lại Tehran, với những nỗ lực để đưa quốc gia này quay trở lại bàn đàm phán./.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.