Mỹ trải qua năm 2016 với nhiều bất ngờ và chia rẽ sâu sắc

Năm 2016 đã khép lại nhưng có lẽ nhiều người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế vẫn chưa hết bàng hoàng trước những gì vừa diễn ra.

Chiến thắng áp đảo của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống được đánh giá là khó dự đoán nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, và sự chia rẽ sâu sắc về chính trị, xã hội hay chủng tộc, tôn giáo là những gì mà nước Mỹ đã chứng kiến trong năm vừa qua.

my trai qua nam 2016 voi nhieu bat ngo va chia re sau sac hinh 1
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Donald Trump bất ngờ thắng cử Tổng thống

Sự kiện thu hút sự chú ý không chỉ của người dân nước Mỹ mà còn đối với toàn thế giới không gì khác chính là cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Bắt đầu từ bầu cử sơ bộ ngày 1 tháng 2 cho đến tổng tuyển cử ngày 8/11, cả nước Mỹ dường như ngập trong bầu không khí chính trị sôi động với đủ mọi cung bậc cảm xúc.

Đi ngược lại hầu hết các kết quả thăm dò dư luận, các phân tích, đánh giá, dự đoán của giới chuyên gia và truyền thông Mỹ, nhà tỷ phú bất động sản Donald Trump từ vị trí của “người lót đường” đã bất ngờ trở thành ông chủ mới của Nhà Trắng.

Với chiến dịch tranh cử lạ lùng bao gồm các phát ngôn gây sốc, ứng cử viên Donald Trump lần lượt vượt qua các đối thủ trong nội bộ đảng Cộng hòa một cách ngoạn mục và bứt phá trong chặng đua cuối cùng với ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ sừng sỏ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống phức tạp và khó dự đoán nhất trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ, không có gì bất ngờ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump được Tạp chí danh tiếng Time và hãng tin Pháp AFP bầu chọn là “Nhân vật của năm 2016”.

Việc tỷ phú Donald Trump, một doanh nhân được đánh giá là không có kinh nghiệm chính trường thực tế đắc cử Tổng thống Mỹ là bất ngờ lớn và là khởi đầu cho hàng loạt những bất ngờ sắp tới.

Thất bại của Đảng Dân chủ trước ông Trump không chỉ là sự thất bại của hình thái toàn cầu hóa trong vài chục năm qua mà còn là minh chứng cho sự đi xuống tương đối của quyền lực Mỹ trên thế giới.

Mệt mỏi với chủ nghĩa tự do, mệt mỏi với làn sóng toàn cầu hóa, nhập cư, và cuộc sống ngày càng đi xuống, đại đa số cử tri Mỹ muốn hướng nội, quay trở lại với việc làm của chính mình và hướng tới mục tiêu một nước Mỹ vĩ đại. Một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân túy có lẽ đang bắt đầu không chỉ tại Mỹ mà còn diễn ra tại châu Âu và một số xã hội khác trên thế giới.

Một nước Mỹ chia rẽ sâu sắc

Cuộc bầu cử Tổng thống đã chiếm lĩnh toàn bộ đời sống chính trị của người dân Mỹ trong năm 2016. Nhưng chính bản thân nó và nhiều sự kiện nội bộ khác cũng cho thấy thấy sự chia rẽ chưa từng có trong lòng nước Mỹ, từ chính trị, chủng tộc, tôn giáo cho đến xã hội, kinh tế, và thu nhập.

Cuộc bầu cử đã kết thúc nhưng kết quả và dư âm của nó đã thể hiện một đất nước, một xã hội bị chia rẽ, giữa một bên là những người gốc Phi, gốc Mỹ Latin, một bộ phận nhỏ người da trắng được xem là tinh hoa trong xã hội và phía bên kia là những thị trấn nhỏ, những thành phố công nghiệp hoang vắng và đông đảo người da trắng có trình độ học vấn thấp, nông dân ở những vùng xa xôi.

Bên cạnh đó, các vụ nổ súng của cảnh sát nhằm vào người da màu đã làm bùng phát biểu tình hàng loạt phản đối phân biệt chủng tộc trên nhiều thành phố lớn ở nước Mỹ. Các cuộc biểu tình từ hòa bình nhanh chóng chuyển sang bạo động, thậm chí có những thành phố đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó.

Theo thống kê sơ bộ, trong năm 2016 có gần 1.000 người bị cảnh sát bắn chết, trong đó người da màu và gốc Mỹ Latinh là 350 so với 450 đối tượng là người da trắng. Thực tế này cho thấy, căng thẳng giữa lực lượng thực thi pháp luật và cộng đồng người da màu tại Mỹ cũng như tâm lý phân biệt chủng tộc vẫn còn rất dai dẳng trong xã hội nước này.

Cũng trong năm 2016, nước Mỹ chứng kiến nhiều vụ xả súng và tấn công đẫm máu với nghi phạm đa số là người Hồi giáo nhập cư như vụ tấn công một hộp đêm tại Orlando làm gần 50 người thiệt mạng, nổ bom hàng loạt tại New York và New Jersey làm hàng chục người bị thương.

Sau mỗi vụ tấn công, làn sóng bài xích Hồi giáo lan rộng, cộng đồng Hồi giáo bị đe dọa, một số thánh đường đã bị đốt, bị bắn. Các nghi phạm này ít nhiều có liên quan đến khủng bố hoặc bị nhiễm tư tưởng Hồi giáo cực đoan nhưng rõ ràng một số tín đồ Hồi giáo mặc dù đã ở Mỹ nhiều năm nhưng vẫn chưa thể hòa nhập được với cộng đồng.

Bất ngờ và chia rẽ là những gì mà người dân Mỹ đã chứng kiến và những điều này có thể sẽ tiếp diễn trong năm mới 2017 khi ông Trump chính thức lên nắm quyền. Với các tuyên bố chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump đi ngược lại những gì được coi là di sản của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama để lại, thế giới chắc chắn sẽ chứng kiến nhiều bất ngờ và nội bộ nước Mỹ sẽ có thể đối mặt với một bước ngoặt quan trọng về chính trị trong khi câu hỏi về hàn gắn chia rẽ xã hội có lẽ vẫn còn bỏ ngỏ./.

Theo VOV

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.