Mỹ tung “đòn" quốc phòng gây hấn cả Nga và Trung Quốc

(Baonghean) - Với Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) trị giá 716 tỷ USD cho năm tài khóa 2019 vừa được Tổng thống Donald Trump ký ban hành, Mỹ đã khiến cả Nga và Trung Quốc bực bội và chỉ trích.

Bởi Đạo luật lần này có rất nhiều điểm mới, không chỉ nhằm hiện đại hóa vũ khí, tăng quy mô quân đội của Mỹ mà còn nhắm trực tiếp vào Nga và Trung Quốc. Liệu Đạo luật quốc phòng Mỹ lần này tác động ra sao đến quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc cũng như bối cảnh an ninh chung?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Đạo luật ủy quyền Quốc phòng (NDAA) trị giá 716 tỷ USD cho năm tài khóa 2019 (Nguồn: White House)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Đạo luật ủy quyền Quốc phòng (NDAA) trị giá 716 tỷ USD cho năm tài khóa 2019. Ảnh: White House
Kỷ lục chi tiêu quốc phòng

Được đặt theo tên Thượng nghị sĩ John McCain, Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) của Mỹ dài gần 800 trang, trong đó phần lớn là các điều khoản tăng sức mạnh cho quân đội Mỹ. Cụ thể, Đạo luật sẽ tăng gần 16.000 binh sĩ, tăng lương cho quân nhân 2,6%.

Trong số 716 tỷ USD - mức chi quốc phòng nhiều nhất từ trước đến nay, Mỹ sẽ phân bổ cho nhiều đầu mục như các chiến dịch quân sự bất thường ở nước ngoài, triển khai vũ khí hạt nhân, mua hàng loạt chiến đấu cơ, đóng tàu chiến, phát triển các loại vũ khí mới như oanh tạc cơ chiến lược B-21, tích hợp tên lửa Patriot với Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)…

Đạo luật quốc phòng mới của Mỹ lần này yêu cầu Bộ Quốc phòng nghiên cứu khả năng bố trí thêm các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu để đối phó với điều mà Mỹ cho là những nguy cơ từ phía Nga, giới hạn hợp tác quân sự với Nga hay cấm bất cứ sự ghi nhận nào về việc Crimea sáp nhập vào Nga.

Trong khi đó với Trung Quốc, Đạo luật đã ủng hộ việc loại Bắc Kinh khỏi cuộc tập trận chung thường niên với các đồng minh và đối tác có tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) và nhiều điều khoản chống lại nước này…

Tất nhiên, Nga và Trung Quốc ngay lập tức đã có những phản ứng đặc biệt gay gắt với Đạo luật này.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho rằng, với Đạo luật mới, Mỹ và các đồng minh đang vi phạm Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) 1988.

Trong khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, đã trao công hàm phản đối đến Mỹ đồng thời kêu gọi Washington từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh cũng như xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh.

Nhất cử lưỡng tiện

Bất chấp Nga và Trung Quốc phản đối và chỉ trích, việc ký ban hành Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) là một mũi tên trúng nhiều đích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt vào thời điểm hiện nay.

Trước hết, Đạo luật lần này là bước hiện thực hóa Chiến lược quốc phòng công bố hồi tháng 1 đầu năm nay và Chiến lược an ninh quốc gia công bố ngày 18/12 năm ngoái của chính quyền Tổng thống Trump.

Theo giới quan sát, không giống như người tiền nhiệm Barack Obama tập trung vào khủng bố, các nhóm nổi dậy tại Trung Đông, quan điểm chủ đạo trong chiến lược an ninh - quốc phòng của Tổng thống Donald Trump là quay trở lại “so kè” với các đối thủ lớn ngang tầm.

Đạo luật quốc phòng mới (NDAA) của Mỹ đang làm tăng nhiệt mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga vốn vẫn đang vô cùng căng thẳng (Nguồn: Getty)
Đạo luật quốc phòng mới (NDAA) của Mỹ đang làm tăng nhiệt mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga vốn vẫn đang vô cùng căng thẳng. Ảnh: Getty
Đối sách này không chệch hướng khỏi phương châm “Nước Mỹ trên hết” của ông Donald Trump, khi mọi giải pháp đều đem lại lợi ích mọi mặt về cho nước Mỹ.

Đó cũng là việc giữ đúng lời hứa mà ông Trump từng cam kết với cử tri. Đây chắc chắn sẽ là những điểm cộng cho cá nhân ông trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ quan trọng tại Mỹ vào cuối năm nay.

Không những thế, Đạo luật quốc phòng lần này còn là dự luật hiếm hoi dung hòa được yêu cầu của lưỡng viện Quốc hội Mỹ và được thông qua và ký ban hành với một tốc độ được đánh giá là nhanh chưa từng thấy.

Hiển nhiên, Đạo luật có trị giá lên tới 716 tỷ USD đang làm hài lòng cả ngành công nghiệp quốc phòng vốn được coi là “cánh tay phải” của đảng Cộng hòa. Đạo luật có lẽ cũng đã nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia của cả hai đảng vốn ủng hộ quan điểm “cứng rắn” trong quan hệ với Nga.

Quân sự hóa kinh tế?

Đạo luật quốc phòng lần này được đánh giá là “đòn giáng mạnh” vào đối thủ Trung Quốc vốn vẫn đang căng thẳng với Mỹ trong cuộc chiến thương mại giữa hai bên. Chính quyền Washington vốn cáo buộc các công ty công nghệ Trung Quốc đang tìm mọi cách thâu tóm công nghệ, trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ.

Bởi thế, Đạo luật quốc phòng mới cũng đã quy định sự kiểm soát của Quốc hội đối với các hợp đồng mà Chính phủ Mỹ ký với các tập đoàn công nghệ ZTE và Huawei của Trung Quốc.

Đồng thời, Đạo luật cũng cho phép cung cấp tài chính cho các hành động cứng rắn chống lại Trung Quốc cũng như kiểm soát hoạt động của Bắc Kinh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương…

Giới quan sát cho rằng, có vẻ như Tổng thống Mỹ Donald Trump đang sử dụng đồng loạt các con bài quan trọng trong cả lĩnh vực kinh tế và quốc phòng, tạo sức mạnh tổng thể nhằm làm thay đổi các quy tắc với Trung Quốc theo hướng có lợi cho nước Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh có lẽ sẽ buộc phải tuân theo nếu không muốn thiệt hại quá nhiều.

Ảnh: CC BY 2.0 / The U.S. Army / U.S. Army Soldiers
Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) của Mỹ sẽ tăng lương cho quân nhân 2,6%. Ảnh: CC BY 2.0 / The U.S. Army / U.S. Army Soldiers
Trước đòn mạnh của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, chắc hẳn, cả Trung Quốc và Nga sẽ không thể ngồi yên. Giới quan sát cho rằng, không sớm thì muộn, hai nước này cũng sẽ có những bước đi mới nhằm điều chỉnh chính sách an ninh - quốc phòng để ứng phó với Mỹ. Thậm chí, những liên kết mới giữa Nga và Trung Quốc cũng có thể được thiết lập nhằm đối diện một mối lo chung.

Các chuyên gia quân sự Nga bình luận, có vẻ như Mỹ đang tìm cách khởi đầu cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, quân sự hóa các lĩnh vực và nhằm làm suy kiệt nền kinh tế cả Nga và Trung Quốc.

Chưa biết nhận định này có chính xác hay không, chỉ biết rằng ngay khi được ký thông qua, Đạo luật quốc phòng mới của Mỹ đã làm tăng nhiệt mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc thời gian gần đây.

Và chắc chắn, bối cảnh an ninh chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà cả 3 nước đang muốn tăng cường sự hiện diện vai trò, vì thế sẽ càng trở nên nóng bỏng./. 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.