Mỹ và nỗ lực tái khởi động hòa bình Trung Đông

Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner vừa kết thúc chuyến thăm Trung Đông với sứ mệnh khởi động tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.

Tuy nhiên kết quả chuyến thăm khá hạn chế do chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa đưa ra tầm nhìn rõ ràng về hòa bình Trung Đông, trong khi người Palestine ngày càng tỏ ra thất vọng về sự bế tắc của tiến trình hòa bình với Israel.

con re tong thong my trump no luc tai khoi dong hoa binh trung dong hinh 1
Cố vấn Kushner bắt tay Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) trước thềm cuộc thảo luận ngày 24/8. (Ảnh: Anadolu Agency)

Tại cuộc gặp ở Ramallah, Bờ Tây vào tối 24/8, Cố vấn Kushner mang theo thông điệp của Tổng thống Donald Trump rằng, chính quyền Mỹ vẫn giữ cam kết và lạc quan về khả năng đạt được một giải pháp mang lại thịnh vượng và hòa bình cho tất cả người dân ở khu vực. Nhận được sự cam kết từ chính quyền Tổng thống Trump, Tổng thống Palestine Abbas bày tỏ sự tin tưởng vào vai trò trung gian của Mỹ.

“Chúng tôi hoan nghênh phái đoàn Mỹ do cố vấn Jared Kushner dẫn đầu đến thăm, hi vọng hòa bình có thể đạt được giữa người Palestine và Israel”, ông Abbas nói. “Chúng tôi cũng đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Trump, người mà ngay từ đầu đã công bố rằng sẽ giúp hoàn tất thỏa thuận hoà bình lịch sử tại Trung Đông và ông đã liên tục nhắc lại điều này trong các cuộc gặp với chúng tôi ở Washington, Riyadh và Bethlehem. Chúng tôi biết rằng, tình hình hiện nay khá khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên không có gì là không thể nếu chúng ta cùng nỗ lực”.

Người Palestine vẫn tìm kiếm cam kết ủng hộ từ phía chính quyền Tổng thống Trump về việc thiết lập nhà nước Palestine cùng chung sống hòa bình bên cạnh Israel, quan điểm mà các đời Tổng thống Mỹ trong 20 năm qua luôn cam kết.

Tuy nhiên tới thời đểm này, Tổng thống Donald Trump vẫn chưa có lập trường rõ ràng về nhà định cư của Israel xây trên phần lãnh thổ của người Palestine, thậm chí là việc có hay không ủng hộ một nhà nước Palestine độc lập. Những phát biểu mập mờ của Tổng thống Trump như không nhất thiết phải dựa vào giải pháp 2 nhà nước đã khiến người Palestine thất vọng về triển vọng hòa bình sau khi hòa đàm giữa 2 bên đổ vỡ từ năm 2014.

Chuyến thăm của Cố vấn Kushner, một nhà đầu tư, phát triển bất động sản với ít kinh nghiệm về ngọai giao quốc tế và đàm phán chính trị dẫn đầu phái đoàn quan chức Mỹ trong đó có đặc phái viên Jason Greenblatt, Phó cố vấn an ninh quốc gia Dina Powell, nhằm cố gắng thổi luồng sinh khí mới vào tiến trình hòa bình song nỗ lực này gặp khó khăn hơn do những vấn đề nội bộ mà cả Tổng thống Mỹ, thủ tướng Israel đang đối mặt.

Chính quyền Mỹ bận rộn với một loạt cuộc khủng hoảng nội bộ, mới nhất là vụ bạo lực mang tính chủng tộc ở Charlottesville, Virginia, còn Thủ tướng Israel đối mặt với cuộc điều tra tham nhũng với nhiều khả năng bị truy tố.

Trong bối cảnh đó, người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rdainah dè dặt cho rằng, chuyến thăm của các phái viên Mỹ chỉ dừng ở việc tham vấn với các đồng minh khu vực, tạo cơ hội cho sự dàn xếp mới cũng như ngăn chặn xu hướng xấu đi của tiến trình hòa bình.

Mahmoud Alloul, quan chức hàng đầu trong phong trào Fatah của Tổng thống Abbas bình luận, các phái viên Mỹ đến Trung Đông với bàn tay trắng, vì chưa đưa ra được tầm nhìn rõ ràng về hòa bình.

Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki tuyên bố, người Palestine muốn tìm kiếm câu trả lời rõ ràng từ cố vấn Kushner về vấn đề định cư, độc lập.

Tính vô tư trong vai trò trung gian của Mỹ sẽ bị nghi ngờ nếu như những câu hỏi đó chưa được giải đáp. Trong khi đó, giới chức Mỹ tuyên bố, chuyến thăm của các phái viên Mỹ tới khu vực chỉ dừng ở mục tiêu bàn về con đường tiến tới hòa đàm thực chất giữa Israel và Palestine./.

Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.