Mỹ và Triều Tiên tiến gần hơn đến xung đột

Việc Mỹ bố trí cụm tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương sẽ làm tăng tính toán sai lầm, đẩy Bán đảo Triều Tiên tới gần bờ vực chiến tranh hơn.

Theo các nhà phân tích, khu vực Bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực chiến tranh chỉ bởi một tính toán sai lầm từ phía Mỹ hoặc Triều Tiên.

My va Trieu Tien tien gan hon den xung dot
Mỹ triển khi cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson sát bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Wikimedia Commons 

Theo South China Morning Post, một nhóm tàu tấn công của Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu đã hướng đến Tây Thái Bình Dương ngày 9/4 trong một động thái được đánh giá nhằm phô diễn sức mạnh của Mỹ với Bán đảo Triều Tiên.

Nguồn tin Hải quân Mỹ cho hay, Bộ Tư lệnhThái Bình Dương Mỹ đã ra lệnh nhóm tàu bao gồm nhiều tàu khu trục tên lửa và tàu tuần dương, hướng tới phía bắc từ Singapore ngày 8/4.

Những mệnh lệnh này xuất hiện trong bối cảnh các nhà quan sát cảnh báo nguy cơ đụng độ gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên. Dù cả Mỹ và Triều Tiên sẽ tránh các hành động đơn phương, song khi căng thẳng gia tăng trong khu vực, một bên hoàn toàn có thể vội vàng hành động do hiểu nhầm động thái của đối phương.

“Cả Mỹ lẫn Triều Tiên đều sẽ không là bên dầu tiên phát động một cuộc chiến, nhưng nguy cơ xung đột là cao bởi một tính toán sai lầm hay tai nạn nhỏ có thể mang chiến tranh đến bán đảo”, nhà phân tích Zhang Tuosheng từ Quỹ Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trung Quốc cho biết.

Đồng tình với quan điểm này, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh Li Jie nói: “Sự [hiện diện của nhóm tàu tấn công Mỹ gần Bán đảo Triều Tiên chắc chắn sẽ làm tăng khả năng tính toán sai lầm, vốn dĩ đã rất cao. Nó có thể tiếp tục cao hơn nữa nếu (Tổng thống Mỹ) Donald Trump hay (nhà lãnh đạo Triều Tiên) Kim Jong-un có quan điểm chống đối phương mạnh hơn”.

Mỹ có gần 30.000 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc và các tàu chiến Mỹ đang phô trương lực lượng gần bán đảo Triều Tiên.

Việc triển khai nhóm tàu tấn công diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp mặt đối mặt rằng Mỹ đã sẵn sàng hành động một mình trong vấn đề Triều Tiên.

Theo nguồn tin từ Washington, trong một cuộc điện đàm ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn đã đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ về vấn đề Triều Tiên và các vấn đề khác.

Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì chưa đặt bút ký hiệp định hòa bình kể từ thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh liên Triều.

Trong thời gian qua, Mỹ và Hàn Quốc đã mở rộng các cuộc tập trận hải quân chung trong khu vực, thay đổi các cuộc diễn tập thường niên từ “phòng thủ” sang “ngăn chặn”. Phản ứng lại, Bình Nhưỡng tăng cường phát triển vũ khí quân sự và hạt nhân. Theo các nhà phân tích, tất cả những động thái này đều làm gia tăng nguy cơ xung đột.

Nhà nghiên cứu Hwang Jae-ho từ Đại học Nghiên cứu Nước Ngoài Hàn Quốc ở thủ đô Seoul nhận đinh, việc hiểu biết chính xác kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đóng vai trò quan trọng với Washington trong việc đưa ra quyết sách với Triều Tiên.

“Nếu sự thiếu thông tin chính xác đồng nghĩa với việc Mỹ không thể vô hiệu hóa dễ dàng và an toàn năng lực tấn công hạt nhân của Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể nhanh chóng trả đũa bằng việc phóng các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Hàn Quốc, Nhật Bản hay thậm chí Mỹ”.

Tổng hợp theo Kienthuc.net.vn

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.