Mỹ với 'trò chơi có tổng bằng O' đẩy Nga và Trung Quốc xích gần nhau

Theo Kiều Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhận định “tư duy trò chơi có tổng bằng 0” của “một quốc gia nào đó” đã đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong suốt năm cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump. Trong khi mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng lao dốc, Trung Quốc trở nên thân thiết hơn với Nga và Tổng thống Putin không loại trừ khả năng về một liên minh chính thức giữa 2 quốc gia. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại ở Mỹ khi 2 kẻ thù lớn nhất của Washington bắt tay với nhau.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Trung Quốc khẳng định Mỹ chính là nhân tố thúc đẩy Bắc Kinh và Moscow xích lại gần nhau. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không đề cập đến cựu Tổng thống Trump hay Mỹ song cho rằng, "một nước nào đó" đang theo đuổi "chính sách đơn phương và bảo hộ sai lầm" trong những năm qua.

"Việc gắn với tư duy trò chơi có tổng bằng 0” mà Trung Quốc cho là "một quốc gia nào đó" tiến hành, đã làm gia tăng những khác biệt về hệ tư tưởng và hệ thống chính trị trong nỗ lực gây ra chia rẽ.

"Trước hoàn cảnh như vậy, Trung Quốc và Nga luôn sát cánh ủng hộ nhau trên những vấn đề liên quan đến các lợi ích cốt lõi của nhau, bác bỏ mạnh mẽ chủ nghĩa bá quyền và hành vi bắt nạt, cũng như chung tay duy trì công lý và sự bình đẳng quốc tế", bà Hoa Xuân Oánh nhận định hôm 10/5.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc công kích chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ của cựu Tổng thống Trump. Năm 2017, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong đã gọi chủ nghĩa đơn phương là một "thách thức chưa từng có tiền lệ" trong hệ thống thương mại đa phương. 1 năm sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cáo buộc cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo sử dụng những lời lẽ chỉ trích về các hành vi kinh tế "kiểu săn mồi" của Trung Quốc để "che đậy cho những động thái đơn phương và bảo hộ của Mỹ".

Mối quan hệ của Trung Quốc đối với Mỹ có nhiều điểm tương đồng như mối quan hệ của Mỹ đối với Nga khi 2 nước này đều coi Washington là kẻ thù chung. Trung Quốc và Nga chưa thiết lập liên minh chính thức nhưng hồi tháng 9/2020, Tổng thống Putin đã nhận định việc này "có khả năng xảy ra" trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết "không có giới hạn" nào trong mức độ hợp tác giữa 2 quốc gia.

"Trung Quốc và Nga là những đối tác chiến lược toàn diện trong kỷ nguyên mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục thấu hiểu và ủng hộ lẫn nhau nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của mình", ông Uông Văn Bân cho hay./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.