Nạn nhân thảm họa Hiroshima mong mỏi ông Obama tới thăm

Cụ ông 91 tuổi sống sót sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima sẵn sàng tha thứ nếu ông Obama đến thăm thành phố.

nan-nhan-tham-hoa-hiroshima-mong-moi-ong-obama-toi-tham

Những người sống sót sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima mong đợi ông Obama sẽ giúp loại bỏ vũ khí hạt nhân. Ảnh: Reuters

"Nếu tổng thống Mỹ tới đây để xem những gì đã xảy ra, nếu ông ấy coi đây là một bước trong tiến trình loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới, tôi nghĩ chúng tôi không cần lời xin lỗi", Reuters hôm nay dẫn lời ông Takeshi Masuda, 91 tuổi.

Ông Masuda là một trong số ít người sống sót sau khi quân đội Mỹ thả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 làm hơn 140.000 người chết. 

Mẹ của ông Masuda cũng thiệt mạng trong thảm họa này. Tại những ngôi trường nơi Masuda giảng dạy sau Thế chiến II, nhiều học sinh bị mồ côi cả cha lẫn mẹ vì bom nguyên tử Mỹ, một số khác bị bỏng nghiêm trọng.

"Điều này thật khó khăn cho những người có thân nhân thiệt mạng do bom nguyên tử. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết đòi hỏi lời xin lỗi, có lẽ sẽ khó khiến tổng thống Mỹ tới đây", Masuda nói.

Ông Miki Tsukishita, 75 tuổi, kể lại rằng lúc quả bom phát nổ, ông đã chạy vào nhà, hét lên với mọi người: "Mặt trời đang rơi xuống". Hành động này đã giúp ông tránh tiếp xúc trực tiếp với bức xạ nhiệt và phóng xạ sau vụ nổ. 

Tsukishita hy vọng ông Obama, người được giải Nobel Hòa bình, sẽ dùng ảnh hưởng của mình để mời lãnh đạo các quốc gia có vũ khí hạt nhân tới thăm thành phố này để "hiểu rằng vũ khí hạt nhân là vô nhân đạo".

Tsukishita cũng là người đã đăng một quảng cáo trên tờ Washington Post để thúc giục tổng thống Ronald Reagan đến Hiroshima năm 1983.

"Lúc thành phố bị ném bom, tôi mới 6 tuổi, và phải chứng kiến hình ảnh những thi thể bị cháy đen. Chuyện này khác với việc người sống sót sau đó được đón chào", Hiroshi Harada, cựu giám đốc bảo tàng bom nguyên tử ở Hiroshima, cho biết.

Harada cho rằng ông Obama sẽ "đưa ra quyết định chính trị tinh tế" khi tới Hiroshima để tiến tới loại bỏ vũ khí hạt nhân. 

Thông tin về chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Mỹ Obama đã thu hút sự quan tâm của người dân Nhật Bản, khi nó được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo trong chuyến thăm thành phố hôm 11/4.

Ông Kerry cho biết Tổng thống Obama muốn tới thăm Hiroshima khi đến Nhật tham dự một hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 7. Tuy nhiên, ông Kerry nói ông không biết liệu tổng thống Mỹ có thời gian cho việc này hay không.

Sau hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagashaki, chưa tổng thống Mỹ nào đặt chân lên hai thành phố này.

Nếu ông Obama xin lỗi tại Hiroshima, điều này sẽ gây tranh cãi ở Mỹ khi phần đông ý kiến cho rằng hai vụ ném bom là cần thiết để chấm dứt Thế chiến II và cứu nước Mỹ khỏi chiến tranh. Trong khi đó, nhiều người dân Nhật Bản coi việc ném bom nguyên tử vào thời điểm đó là không cần thiết./.

Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.