Nâng cao công tác quản lý dự án triển khai chậm tiến độ

(Baonghean) - Việc tồn tại nhiều dự án “treo”, dự án chậm tiến độ đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, lãng phí tài nguyên đất và gây bức xúc trong nhân dân. Vấn đề quan trọng là phải có biện pháp xử lý dứt điểm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, thúc đẩy KT-XH phát triển...

Một trong những nội dung quan trọng trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư là phải thẩm tra năng lực tài chính. Tuy nhiên, hiện nay là việc thẩm tra năng lực tài chính của nhà đầu tư còn bất cập, chưa sát với năng lực thực tế.

Dự án khu nghỉ dưỡng Sông Hồng tại phường Nghi Hòa (TX. Cửa Lò) thành bãi chăn thả bò gần 10 năm nay.
Dự án khu nghỉ dưỡng Sông Hồng tại phường Nghi Hòa (TX. Cửa Lò) thành bãi chăn thả bò gần 10 năm nay.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nhà đầu tư chỉ phải chứng minh từ 15% đến 20% vốn tự có trong tổng mức đầu tư thực hiện dự án, phần còn lại có thể huy động vốn vay ngân hàng hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong khi theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thẩm tra năng lực tài chính và điều kiện thực hiện dự án căn cứ vào hồ sơ, tài liệu do nhà đầu tư cung cấp.

Điều đáng nói, năng lực thực tế của một số nhà đầu tư yếu, nhưng lại đầu tư theo phong trào, đầu tư dàn trải nhiều dự án, nên khi có biến động của thị trường, lãi suất sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn hoặc thay đổi chiến lược, mục tiêu đầu tư. Theo đồng chí Võ Viết Thanh - Bí thư Thành ủy Vinh: “Có những nhà đầu tư khó khăn thật sự, nhưng cũng có trường hợp doanh nghiệp chưa làm thật, không chịu triển khai đầu tư mà cố tình “giữ đất” để chuyển nhượng dự án kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục đầu tư theo quy định tại các văn bản pháp luật còn kéo dài, số lượng thủ tục còn nhiều, thực hiện tại nhiều cơ quan khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ và cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp”.

Một nguyên nhân nữa là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên hơn 80% dự án chậm tiến độ, khiến cho cả chính quyền địa phương lẫn nhà đầu tư mỏi mệt. Tình trạng trên một phần là do cơ chế chính sách về đất đai, quy hoạch, bồi thường GPMB không ổn định, thường xuyên thay đổi. Nhiều nội dung quy định chưa phù hợp với thực tế và có nhiều cách hiểu khác nhau nên khi áp dụng rất khó khăn, nhất là trong việc xử lý bồi thường chuyển tiếp giữa chính sách cũ và chính sách mới.

Nằm ở vị trí đắc địa trung tâm của thị xã Cửa Lò, Dự án BMC Cửa Lò Palaza được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2008 đến nay vẫn để đất trống.
Nằm ở vị trí đắc địa trung tâm của thị xã Cửa Lò, Dự án BMC Cửa Lò Palaza được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2008 đến nay vẫn để đất trống.

Trong khi đó, các quy định về đơn giá đền bù GPMB có nhiều thay đổi, chưa theo kịp diễn biến và yêu cầu dẫn đến dự án phải điều chỉnh phê duyệt nhiều lần. Sự phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ; UBND các phường, xã còn chậm triển khai việc xác minh nguồn gốc đất trong phạm vi dự án... Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng người dân khiếu nại, kiến nghị không đồng thuận bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.

Nhiều chủ đầu tư vin vào lý do vướng GPMB nên không thể triển khai được dự án đúng tiến độ. “Việc chậm triển khai dự án của công ty là do nguyên nhân khách quan, đặc biệt là khó khăn trong thỏa thuận giá đền bù với các hộ dân có đất trong vùng dự án. Công ty cam kết trong vòng 6 tháng (1/11/2016 - 1/5/2017), công ty sẽ tiến hành đền bù, GPMB, san lấp mặt bằng và chuẩn bị các điều kiện khởi công dự án vào 1/5/2017”- đại diện Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nam Kinh - chủ đầu tư Dự án Trung tâm dịch vụ xe ô tô xã Nghi Phú (TP. Vinh) lý giải việc triển khai chậm tiến độ dự án.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm dự án chậm tiến độ, không triển khai. Tuy nhiên, muốn thu hồi dự án thì không phải dễ dàng, vì theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013 đã quy định: “Đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử zdụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng chủ đầu tư được gia hạn 24 tháng và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa được đất vào sử dụng, thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp bất khả kháng”.

Như vậy, để bảo đảm tuân thủ đúng quy định, phải xác định rõ ràng với nhà đầu tư về thời hạn làm mốc cho việc xử lý về sau, rồi phải cho gia hạn theo đúng quy định là 24 tháng. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư lợi dụng quy định để “lách luật” và tiếp tục xin gia hạn dự án. Một thành viên của đoàn kiểm tra liên ngành còn cho hay “Có những dự án khi đến kiểm tra, chủ đầu tư đưa ra giấy gia hạn chỉ cách thời điểm kiểm tra có vài ngày”, có những trường hợp chủ đầu tư không hợp tác (vắng mặt, không cung cấp các hồ sơ tài liệu liên quan đến dự án; không cử cán bộ làm việc với Đoàn kiểm tra, có những trường hợp “lách” bằng cách chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng)... 

Kiên quyết thu hồi, ưu tiên nhà đầu tư có tiềm năng

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đồng thời chấn chỉnh những vi phạm trong quản lý sử dụng đất, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án để kịp thời có các giải pháp xử lý vướng mắc; thu hồi đối với dự án chậm tiến độ hoặc không có khả năng tiếp tục triển khai thực hiện, có phương án xử lý đối với các dự án có mức độ bồi thường, giải phóng mặt bằng thấp kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân đã bị xử lý theo hình thức chấm dứt hiệu lực pháp lý văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư, thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hồi và giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

40 ha đất Dự án Trường Đại học Công nghệ Vạn xuân đất cỏ hoang mọc.
40 ha đất Dự án Trường Đại học Công nghệ Vạn xuân đất cỏ hoang mọc.

Từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh đã thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 271 dự án. Năm 2016, số lượng dự án kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành và Đoàn kiểm tra chuyên ngành của Sở Xây dựng đã tiến hành kiểm tra 86 dự án. Riêng năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã trực tiếp đi kiểm tra 23 dự án trên địa bàn thành phố Vinh và TX. Cửa Lò và ban hành các văn bản chỉ đạo xử lý các trường hợp vi phạm. Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi GCNĐT, hủy bỏ quy hoạch, thu hồi GCNQSD đất của 97 dự án, chiếm 35,79 % số lượng dự án kiểm tra. Riêng năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi 13 dự án; chỉ đạo tiếp tục rà soát để thu hồi 10 dự án và giao các sở, ngành liên quan xem xét các điều kiện để quyết định cho gia hạn đối với các dự án còn lại.

Tuy nhiên, với mong muốn chia sẻ khó khăn, thể hiện thiện chí với các nhà đầu tư trong điều kiện khó khăn (suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản trầm lắng, nguồn vốn đầu tư giảm...), tỉnh đã gia hạn tiến độ cho một số dự án và yêu cầu các nhà đầu tư triển khai theo đúng cam kết. “Đối với các nhà đầu tư khó khăn về vốn nhưng vẫn muốn tiếp tục đầu tư, triển khai dự án, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn quan tâm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết đầu tư. Thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các địa phương rà soát lại những dự án nào cấp giấy phép với thời gian dài mà không thi công, thì sẽ có phương án thu hồi; còn những dự án tiếp tục thi công nhưng khó khăn về tài chính sẽ điều chỉnh phù hợp hơn hoặc có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp”- ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: “Tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh là kiên quyết thu hồi những dự án chậm tiến độ, không triển khai và xem xét cho gia hạn có điều kiện. Trong đó, yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện ký quỹ đảm bảo đầu tư, cam kết với chính quyền, chứng minh năng lực tài chính, phương án huy động vốn đối với các dự án còn lại. Giải pháp trọng tâm được tỉnh đưa ra trong thời gian tới là đổi mới thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không thu hút đầu tư một cách ồ ạt, dàn trải”.

Có thể nói, việc xử lý của chính quyền là có tình có lý với mong muốn hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm triển khai các dự án, qua đó đóng góp vào sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, nếu cứ để kéo dài sẽ gây nên bức xúc trong dân và có thể ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư khác. Vì vậy, các địa phương cần phối hợp với các ngành chức năng chủ động rà soát các dự án chậm tiến độ, có vi phạm nghiêm trọng hoặc không triển khai theo quy định trên địa bàn; phân loại dự án với từng tiêu chí cụ thể, đưa ra các hình thức xử lý rõ ràng, cụ thể đối với từng loại dự án; tham mưu đề xuất những giải pháp quyết liệt hơn nhằm khắc phục dự án treo, thu hồi lại đất để chuyển cho các dự án khác hiệu quả hơn, tiềm năng hơn hoặc giao cho người dân để phục vụ sản xuất. Đồng thời, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư theo thỏa thuận (tiến độ, vốn thực hiện...); việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư (hoặc quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch), giao đất...

Theo ông Võ Duy Việt - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: “Để khắc phục tình trạng quy hoạch treo, khâu quan trọng là thẩm định các dự án, tăng cường công tác thẩm định về năng lực tài chính để kiểm tra xác định được năng lực của nhà đầu tư trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đây là biện pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất vừa đảm bảo được môi trường đầu tư. Mặt khác cần thực hiện biện pháp ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để có “ràng buộc doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn”.

Nhóm P.V

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.