Nâng cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của báo chí
Năm nay, chúng ta kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2011), trong không khí phấn khởi của cuộc bầu cửđại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thành công tốt đẹp.
Sự kiện này tiếp tục ghi nhận sự góp phần đáng kể của các cơ quan thông tin đại chúng và những người làm báo phát huy truyền thống báo chí cách mạng luôn đồng hành cùng đất nước trong các cuộc kháng chiến, giành Độc lập- Tự do, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiến hành công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Cùng với báo chí cả nước, thời gian qua các cơ quan thông tấn báo chí, các tạp chí, trang điện tử, thông tin nội bộ trên địa bàn tỉnh đã nêu cao trách nhiệm tham gia tuyên truyền về nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, quê hương. Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước và tỉnh nhà, vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng và lực lượng phóng viên, cộng tác viên góp phần tạo sựđồng thuận trong nhân dân, nhất trí trong Đảng, chính quyền các cấp đểđưa đất nước, quê hương vượt qua thử thách, ổn định phát triển là rất quan trọng.
Thực hiện ý kiến chỉđạo của Bộ Chính trị tại các Thông báo số 162, 41 và số 68-TB/TƯ về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, Chính phủđã ban hành Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006. Chỉ thị 37 nêu rõ: "Kiên quyết không để tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước".
Mới đây tại Hà Nội, trong Hội thảo khoa học quốc gia với chủđề "Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại - những vấn đề lý luận và thực tiễn", đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư T.ƯĐảng- Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu nhấn mạnh: "Phải vươn tới phụng sự con người, tôn vinh phẩm giá con người, ở bình diện lớn hơn là phụng sự công bằng, tiến bộ của xã hội mỗi khi đặt bút viết, mỗi khi đặt bút ký duyệt một bản tin, phát sóng một chương trình. Như thế mới thấy hết trách nhiệm xã hội của mình".
Nghị quyết Trung ương 5 khoá X đánh giá công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản trong thời kỳ hội nhập và phát triển là yêu cầu hết sức cấp thiết. Cấp uỷ các cấp cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật để các báo, đài, tạp chí chủ lực đổi mới, đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, tăng tính thuyết phục, tính hấp dẫn, lượng phát hành, phạm vi phủ sóng, làm tốt khả năng chi phối, định hướng thông tin và dư luận xã hội.
Năm đầu của thập niên thứ 2, thế kỷ XXI, các cơ quan thông tin đại chúng cần bám sát nhiệm vụ tuyên truyền việc học tập, quán triệt những nội dung cơ bản, quan trọng của Nghị quyết Đại hội XI, đưa các văn kiện Đại hội XI và nghị quyết đại hội đảng các cấp vào cuộc sống; tuyên truyền hoạt động của Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; coi trọng tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo...
Đặc biệt, báo chí cần tiếp tục nêu cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của những người làm báo, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo chí nêu cao bản lĩnh chính trị, tích cực, kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Các cơ quan Báo chí và những người làm báo trên quê hương Bác Hồ cần làm tốt việc tuyên truyền Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ - Người thầy của Báo chí Cách mạng Việt Nam: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ"... "Viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào", đòi hỏi các cơ quan báo chí và mỗi người làm báo nghiêm chỉnh tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp gắn với thực hiện 9 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.
BNA