Nâng đãi ngộ để giữ chân nhà khoa học trẻ

Đầu tư, chăm lo phát triển toàn diện thế hệ trẻ, có chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân nhà khoa học trẻ… là những vấn đề được bàn luận sôi nổi tại Hội nghị Tiến sĩ trẻ góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng, do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Đoàn khối các cơ quan T.Ư tổ chức, ngày 19/10.
TS Vũ Anh Tài, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá để những người trẻ làm khoa học thời đại mới thực hiện được sứ mệnh đưa nền khoa học nước nhà lên tầm cao mới.
Đó là, không thực hiện theo các “đơn đặt hàng” những đề tài, dự án mang tính chất là nhiệm vụ chung chung, đặc biệt những đề tài không có tính ứng dụng thực tế, mang tính “giải ngân”. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học được các nhà khoa học lão thành, có uy tín giao phó phải trên tinh thần hàn lâm khoa học, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi tư tưởng quan liêu, chính trị.
“Nên đề xuất ban thanh tra độc lập tiến hành thanh kiểm tra đề tài, dự án ở bất kỳ cơ quan, tổ chức nào sử dụng ngân sách nhà nước trong triển khai, ứng dụng. Nếu kết quả không đảm bảo yêu cầu phải đề xuất các giải pháp xử lý nghiêm, có chế tài xử phạt trong trường hợp có bằng chứng về tham ô, lợi dụng việc nghiên cứu khoa học để tư lợi hoặc gây lãng phí ngân sách quốc gia”, TS Tài nhấn mạnh.
Theo TS Tài, những nhà khoc học trẻ cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn khoa học, với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học trong cùng lĩnh vực, doanh nghiệp, cá nhân để có sự phản biện và cái nhìn đa chiều.
Các Tiến sĩ trẻ góp nhiều ý kiến tâm huyết tại hội nghị.
Các Tiến sĩ trẻ góp nhiều ý kiến tâm huyết tại hội nghị.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thiên Tạo, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho rằng, để tạo được những bước đột phá trong nghiên cứu khoa học cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao. “Về phía các nhà khoa học trẻ, cần thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động đề xuất ý tưởng, tìm nguồn tài trợ và mở rộng các mối quan hệ hợp tác. Về phía nhà quản lý, cần tạo môi trường thuận lợi, đầu tư thích đáng nguồn vốn, cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cho người nghiên cứu khoa học”, TS Tạo đề xuất.
TS Nguyễn Hoài Nam, Viện Khoa học Năng lượng cũng cho rằng để đội ngũ cán bộ KHCN đóng góp trí tuệ và tài năng, cần sớm đổi mới cơ chế quản lý khoa học, phát triển mạnh mẽ thị trường KHCN để thu hút đầu tư, giữ chân các nhà khoa học. Đồng thời, có chế độ đãi ngộ tương xứng, đầu tư cho cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
Được học trường công miễn phí
TS Nguyễn Thị Quý Phương, Bí thư Đoàn Khối các cơ quan T.Ư, Phó Chủ nhiệm CLB Tiến sĩ trẻ cho rằng, giai đoạn hiện nay, đầu tư ưu tiên số một là xây dựng cơ sở hạ tầng ở bậc học mầm non và tiểu học, sau đó là đầu tư cho người thầy và sách giáo khoa. “Thực tế ai cũng nhìn thấy hiện nay, nhiều em nhỏ đến tuổi đi học không có trường công để học, phải học ở các trường bán công, tư thục. Rất nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra khi các em phải học trong những môi trường này. Học trường công là nhu cầu thiết thực của các em học sinh. Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới, tất cả con em Việt Nam ở độ tuổi đến trường đều được học ở trường công miễn phí”, TS Phương đề xuất.
Theo TS Phương, đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà, cần đưa vai trò của Đoàn, Hội, Đội vào nhà trường thực hiện vai trò giáo dục kỹ năng sống, ý thức cộng đồng cho các em học sinh. Đặc biệt, trước thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động, trong đó bữa ăn của các em từ bậc học mầm non đến đại học đều bị đe dọa, Văn kiện Đại hội XII của Đảng cần đưa thêm nội dung dinh dưỡng học đường để chăm sóc thể chất cho thế hệ tương lai đất nước. Điều này cũng thể hiện tầm nhìn phát triển toàn diện con người Việt Nam.
Anh Nguyễn Phi Long, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đề xuất, trong 5 năm tới, cần hoàn thiện việc kiên cố hoá trường học. “Đất nước đã hoàn toàn độc lập 40 năm nay nhưng ở rất nhiều vùng quê các em không có trường học, hoặc phải học trong các mái lá tạm bợ, đi đường rừng hàng chục cây số. “Mong rằng, trong 5 năm tới, việc kiên cố hoá trường học sẽ được hoàn thiện ở mọi vùng quê. Cùng với đó, trong thời gian tới, nên miễn giảm hoàn toàn học phí cho các em học sinh mầm non và tiểu học”, anh Long nói.
“Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng dành dung lượng chưa tương xứng với vị trí, tầm vóc của thanh niên Việt Nam. Văn kiện Đại hội XII của Đảng cần dành sự quan tâm, thể hiện bước đột phá cho thanh niên trong các vấn đề học tập, học nghề, việc làm, vui chơi, giải trí. Trong đó, chú trọng giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên để họ có đủ trí tuệ, khí phách, hoài bão, khát khao làm chủ bản thân, cống hiến cho gia đình, quê hương đất nước. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước cần có những đột phá về sử dụng người trẻ để họ có cơ hội được thể hiện, phát huy các tiềm năng, nhiệt huyết của mình”. Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Phi Long.
Theo Tiền phong

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.